Page 49 - Văn hoá Huế
P. 49
nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất
tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Huế. Nhắc đến
Huế, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Kinh kỳ gắn liền với nhiều hoạt động lễ hội
đa dạng, cùng với hình ảnh những tà áo dài truyền thống, đậm đà, duyên dáng. Ngày
nay, tuy không giữ nguyên nếp cũ, nhưng tỷ lệ áo dài của phụ nữ Huế khi ra đường vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất của cả nước. Đàn ông Huế cũng thường sử dụng áo dài trong các
hoạt động long trọng của mình như lễ cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế đình miếu, du xuân
dịp tết... tạo cho người đàn ông có phong thái đĩnh đạc, người phụ nữ duyên dáng, đoan
trang. Áo dài tô thêm dáng vẻ trầm mặc của Huế.
Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội - Chợ
Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn
hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có
truyền thống may đo áo dài Huế. Áo dài là minh chứng cho sự phát triển của trang phục
Việt Nam, đồng thời cho thấy quá trình hội nhập và cả sự tác động của khoa học công nghệ
dệt đã tạo nên sự đa dạng về chất liệu vải, màu sắc và họa tiết hoa văn phong phú cũng như
nguyên phụ liệu quan trọng trong ngành thời trang. Vì thế, áo dài Huế không đơn thuần chỉ
là những thiết kế mang giá trị truyền thống như ngày trước. Áo dài ngày nay đã trở thành
đối tượng tạo ra sự cảm hứng trong nghệ thuật thiết kế giàu tính sáng tạo nghệ thuật phù
hợp với tư duy mang dấu ấn cá nhân, thể hiện quan niệm thẩm mỹ độc lập.
Với giá trị tiêu biểu, “Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo
Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 09/8/2024.
3. Nghề làm bún Vân Cù
Vân Cù (nay thuộc thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà,
thành phố Huế) là một làng nghề thủ công truyền thống làm bún có lịch sử lâu đời và
nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay. Lịch sử hình
thành làng Vân Cù và quá trình ra đời nghề thủ công làm bún gắn bó chặt chẽ với bối
cảnh lịch sử chung sự ra đời làng xã, làng nghề vùng Thuận Hóa, đặc biệt là các làng xã
lân cận ven sông Bồ vùng Hương Trà và Đan Điền, nay là thị xã Hương Trà và huyện
Quảng Điền.
Nghề làm bún Vân Cù phản ánh bản sắc địa phương, là tinh hoa được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác, các sản phẩm thủ công truyền thống nghề bún không chỉ là
hàng hóa thuần túy kinh tế mà còn là mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người dân Vân Cù. Bên cạnh đó còn là nền
tảng truyền thống đạo đức trong các phép tắc, lễ nghĩa và các quan hệ ứng xử cũng như
văn học dân gian làng xã. Bún làng Vân Cù đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi
đây, mang lại giá trị tinh thần to lớn cho đời sống cư dân bên cạnh giá trị kinh tế.
Nghề làm bún làng Vân Cù là kết tinh của kinh nghiệm, tri thức, kỹ thuật, quy trình
sản xuất được hình thành qua hàng trăm năm, là sản phẩm có bề dày lịch sử của văn
hoá xứ Huế, gắn với cộng đồng làng xã ven sông Bồ, được lưu giữ trong các nghệ
nhân và những người thực hành nghề. Nghề làm bún gắn với làng Vân Cù từ lịch sử
hình thành dân cư và phát triển kinh tế, là một bộ phận của làng Việt cổ truyền ở miền
Trung, đã tạo ra nhiều sản phẩm ẩm thực phổ biến không chỉ có giá trị về hàng hoá mà
còn có nhiều giá trị về văn hoá và lịch sử, con người nơi đây. Đó là các giá trị tinh thần
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 47