Page 48 - Văn hoá Huế
P. 48
hiện đặt trước sân Thế Tổ Miếu trong Hoàng cung Huế, gồm 162 hình ảnh và chữ Hán
được vua Minh Mạng cho đúc tại Huế vào năm 1835 và hoàn thành năm 1837. Đây là
nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo
dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Đặc biệt là đề cao thân phận của
người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, vua Minh Mạng đã dùng hình thức đặt tên người
phụ nữ lên dòng kênh để ghi dấu công lao, điều mà rất hiếm thấy dưới chế độ phong
kiến. Đáng lưu ý nhất là nghệ thuật đúc đồng và kỹ thuật của người thợ để tạo nên tác
phẩm đặc sắc, độc đáo. Do ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa phương Đông về quan niệm
con số “9” nên vua Minh Mạng đã cho đúc 09 đỉnh là bao hàm ý nghĩa tính thống nhất
và trường tồn của triều đại. Các bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng đảm bảo tính nguyên
vẹn, là “nhân chứng” lịch sử chứng kiến sự thăng trầm của triều đại, và điều quan trọng
nhất là di sản tư liệu này được thể hiện dưới dạng hình ảnh và chữ Hán vẫn còn nguyên
vẹn và ngay cả vị trí đặt 09 chiếc đỉnh cũng chưa từng bị dịch chuyển.
Những bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế còn lưu trữ các giá trị về
mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc
gia trong khu vực Đông Á.
Ngày 08 tháng 05 năm 2024, tại Kỳ họp thứ 10 diễn ra ở Thành phố Ulan Bator
(Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” chính thức
được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2. Tri thức may, mặc áo dài Huế
Năm 1744, sau khi xưng Vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã
ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục.
Chiếc Áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân
ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa. Từ năm 1826 đến năm
1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó,
chiếc Áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Trang phục áo dài không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu
tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền
việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội. Áo dài Huế
được nhiều đối tượng sử dụng, trước nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên,
rồi cả đến những lớp người trung niên, người già, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các
cửa hiệu, ở ngoài chợ... Các cô gái chọn màu áo trắng hay màu tím nhạt, các em học
sinh, sinh viên chọn màu áo dài tím Huế thành màu đồng phục... Tà áo dài trắng, tím
cùng với nón bài thơ luôn đi liền với hình bóng người phụ nữ Huế mọi lúc, mọi nơi,
trong nhà, ngoài phố.
Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác trong cả nước là được
nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là Kinh đô cuối cùng của triều đại quân
chủ cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn với
những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa - giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những
dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài mà không dễ tìm thấy ở những vùng đất khác. Bên cạnh
vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã truyền thống, chiếc áo dài còn nhắc nhở người mặc về đạo
lý làm người, nhắc nhở mỗi người dân Huế phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ những giá trị
truyền thống quý báu của ông cha để lại, tiếp tục phát huy và nâng cao hơn những giá trị
tốt đẹp để lưu truyền cho mai sau.
Vùng đất xứ Huế, nơi chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương,
đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ
46 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ