Page 47 - Văn hoá Huế
P. 47

NHỮNG DI SẢN HUẾ

                               ĐƯỢC VINH DANH TRONG NĂM 2024*


                                                                                                             n NGUYỄN THỊ LỢI


                    gày 30 tháng 11 năm 2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập
               Nthành phố Huế trực thuộc trung ương. Theo đó, từ ngày 01 tháng 01 năm
            2025, Việt Nam sẽ có 06 thành phố trực thuộc trung ương, gồm: thành phố Hà Nội,
            thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần
            Thơ và thành phố Huế. Việc các di sản văn hóa Huế liên tục được vinh danh càng
            góp phần khẳng định mục tiêu xây dựng thành phố Huế trực thuộc trung ương với
            mô hình đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh…,
            giải quyết hài hòa công tác bảo tồn và phát triển sẽ tạo tiền đề cho Huế giữ gìn, bảo
            tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
               Kể từ khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế
            giới năm 2003, đến nay Huế còn có 7 di sản văn hóa phi vật thể và tư liệu khác gắn liền
            với vùng đất Huế nói chung
            và triều Nguyễn nói riêng đã
            được  UNESCO  vinh  danh:
            Nhã  nhạc  -  Âm  nhạc  cung
            đình  Huế,  Nghệ  thuật  Bài
            Chòi  Trung  Bộ  Việt  Nam,
            Thực  hành  tín  ngưỡng  thờ
            Mẫu Tam phủ (Di sản phi vật
            thể  đại  diện  của  nhân  loại);
            Châu bản triều Nguyễn, Mộc
            bản  triều  Nguyễn;  Thơ  văn
            trên kiến trúc cung đình Huế,
            Những bản đúc nổi trên chín
            đỉnh  đồng  ở  Hoàng  Cung        Sở Văn hóa và Thể thao Huế trong tà áo dài truyền thống
            Huế (Di sản tư liệu). Ngoài ra còn có 6 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể
            thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Ca Huế (Nghệ thuật
            trình diễn dân gian), Nghề dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi (Nghề thủ công truyền thống), Lễ
            hội truyền thống ADaKoonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô (Lễ hội truyền thống), Tri
            thức may, mặc áo dài Huế (Tri thức dân gian), Nghề làm bún Vân Cù (Nghề thủ công truyền
            thống), Lễ hội điện Huệ Nam (Lễ hội truyền thống). Điều đặc biệt, chỉ trong năm 2024, Huế
            đã có thêm 01 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh và 03 di sản văn hóa phi vật thể được
            Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
               1. Những bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế
               Những bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là dương bản duy nhất,
            ------------------------------------------------------------------------
            * Bài viết được biên soạn dựa trên nội dung Bộ hồ sơ khoa học: Những bản đúc nổi trên 09 đỉnh đồng ở
            Hoàng Cung Huế, Tri thức may, mặc áo dài Huế, Nghề làm bún Vân Cù, Lễ hội điện Huệ Nam được lưu
            tại Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế.

                                                                SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   45
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52