Page 45 - Văn hoá Huế
P. 45
trên sông Hương, hay gánh gồng bán hàng, phụ nữ Huế cũng mặc áo dài. Ngày nay, tuy
không giữ nguyên nếp cũ, nhưng tỷ lệ áo dài của phụ nữ Huế khi ra đường vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất của cả nước. Đàn ông Huế cũng thường sử dụng áo dài trong các hoạt
động long trọng của mình như lễ cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế đình miếu, du xuân, ngày
lễ, dịp tết... Mặc áo dài tạo cho người đàn ông có phong thái đĩnh đạc, oai phong, người
phụ nữ duyên dáng, đoan trang. Áo dài tô thêm dáng vẻ trầm mặc duyên dáng của Huế.
Người Huế đẹp hơn khi mặc áo dài. Và có lẽ nhờ người Huế, chiếc áo dài cũng trở nên
đẹp hơn, quyến rũ và giàu bản sắc hơn.
Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội - Chợ
Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử,
văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng
họ có truyền thống may đo áo dài Huế. Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được
nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng như
Tân Nghiệp, Minh Tân, Mỹ Lệ, Thẩm, Hùng, Đoan Trang, Phúc, Thảo Trang, Viết Bảo,
Quang Hòa, Thanh Châu, Xuân Thi, Phương Hoa, Thùy Trang, Cuộc, Trương Anh Hào,
Bích Thủy, Hồng Đào, Đan Phương, Tuấn, Minh Tiến, Anh Bảo... Các khâu kỹ thuật cắt,
may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng.
Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ
thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.
Áo dài là minh chứng cho sự phát triển của trang phục Việt Nam, đồng thời cho thấy
quá trình hội nhập và cả sự tác động của khoa học công nghệ dệt đã tạo nên sự đa dạng về
chất liệu vải, màu sắc và họa tiết hoa văn phong phú cũng như nguyên phụ liệu quan trọng
trong ngành thời trang. Vì thế, áo dài Huế không đơn thuần chỉ là những thiết kế mang
giá trị truyền thống như ngày trước. Áo dài ngày nay đã trở thành đối tượng tạo ra sự cảm
hứng trong nghệ thuật thiết kế giàu tính sáng tạo nghệ thuật phù hợp với tư duy mang dấu
ấn cá nhân, thể hiện quan niệm thẩm mỹ độc lập. Lần đầu tiên lễ hội áo dài được tổ chức
trong kỳ Festival Huế 2002, Huế tự hào là địa phương đầu tiên của Việt Nam tổ chức một
lễ hội để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài. Từ đó đến nay, liên tục và đều đặn các lễ hội áo dài
được tổ chức không chỉ trong các kỳ festival. Cũng nhờ vậy, công chúng biết đến vẻ đẹp
của áo dài nhiều hơn, áo dài Huế cũng đắt hàng theo, khách đến may áo dài lấy nhanh
tăng đột biến. Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa,
thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công
nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. Huế từ nhiều năm qua, cùng với việc miễn phí vé cho
du khách mặc áo dài vào tham quan Hoàng cung và các khu di tích, đã phát triển các điểm
cho thuê áo dài với nhiều loại hình phong phú… Cơ sở cho thuê khá nhiều, doanh số lớn.
Áo dài cũng trở thành sản phẩm du khách may trong ngày để có chiếc áo dài Huế ưa ý,
hoặc món quà lưu niệm mua về tặng bạn bè, người thân. Điều này đã tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững nghề may đo áo dài và đem lại nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn
định cho các nghệ nhân và người lao động.
Trong vài năm trở lại đây, với vai trò chủ công của Sở Văn hóa và Thể thao, Thừa
Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống
(bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả
ở khối cơ quan nhà nước. Sở đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án “Huế
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 43