Page 43 - Văn hoá Huế
P. 43
Ảnh: Sở Văn hóa và Thể thao
HUẾ NỖ LỰC VÀ QUYẾT TÂM BẢO TỒN,
PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
“TRI THỨC MAY, MẶC ÁO DÀI HUẾ”
n PHAN THANH HẢI
úng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024, Huế đã long trọng tổ chức
Đlễ đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài
Huế” đồng thời vinh danh những tổ chức, cá nhân đã có đóng góp tích cực trong
việc bảo tồn, phát huy di sản quý báu này.
Áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong, gắn
liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Đây là kết
quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến, mở rộng cương thổ đất
nước về phía Nam. Từ năm 1744, vị chúa Nguyễn đời thứ 8 ở Đàng Trong là Nguyễn
Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục này làm thường phục cho toàn thể nhân
dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay).
Đầu thế kỷ XIX, trong thời kỳ đất nước thống nhất, Hoàng đế Minh Mạng lại tiếp tục
chọn áo Ngũ thân làm trang phục chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong khoảng
thời gian từ 1837-1945, áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc, và được xem
là Quốc phục của người Việt.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 41