Page 42 - Văn hoá Huế
P. 42

Chị Đặng Thị Chề quê ở thôn Mỹ Xã, xã Quảng An, huyện Quảng Điền. Chồng đi
             tập kết, chị ở nhà nuôi con và trở thành một cơ sở cách mạng hoạt động rất tốt, Chị vừa
             làm ruộng vừa buôn bán vào ra thành phố đã thành lệ. Trước đây chị làm liên lạc đưa
             thư từ, móc nối các cơ sở và giới thiệu một số cơ sở mới cho cách mạng. Năm 1967,
             người con trai 14 tuổi của chị vào thành phố để nhập học đây cũng là cách chị nhập vào
             thành phố một cách hợp pháp. Vào thành phố chị trở thành cơ sở để nắm các thông tin
             tình hình bên trong, thi thoảng chị về quê mua lúa gạo lên thành phố bán cũng là dịp
             chị cung cấp thông tin thư từ và nhận nhiệm vụ mới.
                Bước vào năm 1967, vấn đề chuyên chở vũ khí vào thành phố đặt ra cấp bách, nên
             sau khi hội ý xong tổ chức đã quyết định giao nhiệm vụ này cho chị Chề “bây giờ nhu
             cầu tự vệ của anh em trong thành phố rất cao, cần phải tăng cường vũ khí, chị thấy
             cách gì thiệt hay để đưa lọt vũ khí vào trong được”, chị trả lời: “Được thì cũng được
             nhưnh không phải dễ”. Sau khi suy tính thì phương án cuối cùng được thông qua, dùng
             lúa giấu vũ khí. Vào thời gian này địch rất muốn đưa lúa gạo vào thành phố, theo đó
             chị Chề đã mua 10 bao lúa gạo nhét vũ khí và thuốc nổ vào giữa và chất lên một chiếc
             thuyền nan và đi giữa ban ngày trên dòng sông nhỏ trước mặt thôn Mỹ Xá. Chị vượt
             qua trạm kiểm soát của địch, đến bến 10 bao lúa đươc xếp vào chiếc canô thứ nhất, chị
             Chề ngồi canô thứ hai theo sau (làm như vậy nếu địch phát hiện ra vũ khí chứa trong
             bao gạo thì chị Chề cũng có cách để thoát được). Đến bến Tượng chị cho các bao lúa
             lên xe ba gác chở đến cơ sở của anh Phan Nam. Một may mắn cho chị vì mặt hàng lúa
             gạo địch đang cần nên không bị kiểm soát hay bị cản trở nên chuyến đi an toàn tuyệt
             đối “Xong rồi các anh nhé, nhẹ cả người”, chị Chề vừa cười vừa nói nhẹ nhàng.
                Trên đây chỉ là một trong những câu chuyện nhỏ trong vô vàn những câu chuyện
             trong thời chiến, nhưng qua đó chúng ta thấy được dù là ở hoàn cảnh nào, vùng đất nào,
             thời đại nào từ bao đời nay hình ảnh người phụ nữ không chỉ hiện lên mỹ lệ, dịu dàng,
             đoan trang mà còn ngời ngời khí phách n




                               NGUYÊN THỌ              Nơi tình yêu bắt đầu
                                                       Mùa xuân về rực rỡ
                                                       Ngẩn ngơ muôn sắc màu
                          Xuân đầu                     Tay đan tay tình tứ.
                                                       Trên dòng sông quê mình
                                                       Vọng câu hò mái đẩy
                                                       Thuyền ai chở trăng vàng
                                                       Lững lờ trôi chớp sóng
                                                       Nhip sanh tiền em gõ
                                                       Nghiêng theo dáng em ngồi
                                                       Lòng lữ khách chơi vơi
                                                       Xuân sang rồi em ạ !
                                                       Trên hai vai em đầy
                                                       Vườn ai hoàng mai nở
                                                       Nhịp nhàng chim én bay.




             40  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47