Page 40 - Văn hoá Huế
P. 40

“




             sạn Hương Giang, Ty Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, tiểu đoàn Cảnh sát dã chiến ở sân
             vận động Huế vào đêm mồng 1 Tết Mậu Thân năm 1968. Đặc biệt, ngày 12/2/1968, 11
             cô gái sông Hương đã tổ chức đánh địch phản kích từ hướng Thuận An lên, đẩy lùi một
             tiểu đoàn bộ binh Mỹ, tiêu diệt 120 tên tại ngã ba chợ Cống, phường Phú Hội (thành
             phố Huế), góp phần giữ vững địa bàn và bảo toàn lực lượng cho bộ đội chủ lực. Các chị
             tiếp tục bám địa bàn, giữ vững tay súng, kiên cường chống địch và thuyết phục những
             binh lính Việt Nam Cộng hòa trở về với cách mạng không làm tay sai cho địch nữa.
                Với thắng lợi đó, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi, trong đó có bốn câu thơ:
                            “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
                            Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
                            Bác khen các cháu dân quân gái
                            Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương.”
                * Hoàng hậu Nam Phương (1914-1963)
                Bà tên thật là Nguyễn
             Hữu  Thị  Lan  sinh
             tại huyện Kiến Hòa, tỉnh
             Định  Tường,  nay  là  thị
             xã  Gò  Công,  tỉnh  Tiền
             Giang. Bà là vợ vua Bảo
             Đại,  là  hoàng  hậu  cuối
             cùng  của  nhà  Nguyễn.
             Mặc dù không sinh ra ở
             vùng  đất  Cố  đô  nhưng
             những việc làm của bà đã
             để lại những dấu ấn đẹp
             trên mảnh đất bà đã sinh   Nam Phương Hoàng Hậu (Nguyễn Hữu Thị Lan 1914 -1963) (Ảnh tư liệu)
             sống với gia đình.
                Hôm ấy vào ngày 17/9/1945, bà Nam Phương đi dự khai mạc “Tuần lễ vàng” tổ
             chức tại bờ Nam sông Hương (gần Đài Phát thanh Huế trước đây). Bà mặc quần áo
             dài, khăn vành màu vàng, trên cổ đeo kiềng vàng, bông vàng đeo tai, hai cổ tay hai đôi
             xuyến vàng và mười ngón tay là mười chiếc nhẫn vàng, bà vừa đến thì buổi lễ bắt đầu.
             Bà là người đầu tiên được ông Phạm Doãn Điềm - Trưởng ban Tài chánh tỉnh Thừa
             Thiên, mời góp vàng để nuôi quân và mua súng đạn. Bà đến bên một cái bàn trải khăn
             đỏ, từ từ cởi hết số vàng đang đeo đặt lên bàn. Tiếp đó, ông Trần Hữu Dực, thay mặt
             chính quyền Trung bộ mời bà chủ toạ “Tuần lễ vàng” ở Huế. Bà vui vẻ nhận lời, sau
             đó bà Nam Phương đã tuyên bố trước giới phụ nữ nước nhà: “Chúng tôi rất vui mừng
             thấy chị em đã tiến rất mau trên con đường cứu nước... nay mai khi nào chị em có việc
             gì cần đến tôi, tôi sẽ rất sung sướng mà gánh lấy một phần công việc”
                                                                                 1
                “Tuần lễ vàng” kéo dài đến ngày 24/9/1945 các hào phú ở Huế noi gương bà Nam
             Phương đem vàng đi hiến tặng rất đông. Theo Báo Quyết chiến, nhân dân Huế góp
             được 925 lượng vàng. (Trong số 925 lượng vàng có vàng của hai người noi gương bà
             Nam Phương nộp nhiều nhất là ông Nguyễn Duy Quang - nguyên Ngự tiền Văn phòng
             của vua Bảo Đại (42 lượng) và ông Ưng Quang (40 lượng)... Đúng như nhận định của


             1.  Theo báo “Quyết Tiến” ngày 18/9/1945


             38  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45