Page 41 - Văn hoá Huế
P. 41
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế
giới biết: Trong khi các chiến sĩ quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự
do, độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương nhất là những nhà giàu có, cũng
có thể hy sinh được chút vàng để phụng sự Tổ quốc” 2
* Đạm Phương (1881-1947)
Bà Đạm Phương tên thật là Công nữ Đồng Canh. Bà là con gái của Hoằng Hóa
Quận Vương Miên Triện. Năm 16 tuổi, bà xuất giá lấy ông Hàn Lâm viện Cung phụng
Nguyễn Khoa Tù. Một trong những người con trai của bà là nhà văn nổi tiếng Hải Triều
- Nguyễn Khoa Văn.
Bà lấy biệt hiệu Đạm Phương, năm 20 tuổi bà được mời vào Cung dạy cho các công
chúa, nữ quan, cung nữ. Bà dạy giỏi và được Triều đình phong cho bà chức nữ sử nên
bà thường ký tên là Đạm Phương nữ sử.
Nhưng bà nổi tiếng
nhất về mặt hoạt động xã
hội. Với sự khuyến khích
của nhà yêu nước Phan
Bội Châu, năm 1926, bà
thành lập Trường Nữ công
học hội. Trường Nữ công
học hội là một tổ chức hội
phụ nữ đầu tiên ở nước ta,
từ chốn buồng the, từ nơi
cung cấm, từ những công
việc quẩn quanh trong bếp
núc, từ những xó tối của
kiếp cơ hàn, nhiều phụ nữ Bà Đạm Phương (1881-1947) (Ảnh tư liệu)
đã bước ra khỏi ngưỡng
cửa nhà mình, đã vươn tới hòa nhập cùng xã hội bằng những công việc mà hàng trăm
năm trước đó chỉ nam giới mới được làm.
Sự ra đời của Hội Nữ Công đã thu hút đông đảo chị em tham gia vào các hoạt động
xã hội, Hội đã giác ngộ tinh thần yêu nước, hướng chị em phụ nữ vào những hoạt động
tích cực, chống lại các hủ tục, những ràng buộc lễ giáo phong kiến. Dù chỉ hoạt động
trong một thời gian không lâu nhưng Nữ Công học hội tại Huế xứng đáng được xem
là một mốc son trong việc giáo dục, tôn vinh thành công hình ảnh người phụ nữ những
năm đầu thế kỷ XX, không chỉ đảm việc nhà, mà còn giỏi việc nước, mà tiêu biểu nhất
là Đạm Phương nữ sử.
* Đặng Thị Chề
Một việc rất quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 là mở rộng
hành lang và tăng cường cơ sở ở nội thành, xiết chặt các đầu mối liên lạc từ trong ra
ngoài từ ngoài vào trong. Trong đó quan trọng nhất là công việc vận chuyển vũ khí,
thuốc nổ vào Nội thành để vừa an toàn và bí mật. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn
thận thì tổ chức xác nhận người có thể đảm nhiệm được công việc này trước hết là chị
Đặng Thị Chề.
2. “Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng” 17/9/1845”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.16
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 39