Page 240 - Văn hoá Huế
P. 240
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ, đề xuất giải pháp
đảm bảo an toàn, trật tự, tạo môi trường an toàn, thân thiện; đồng thời, ban hành quy
chế bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý kiến trúc cảnh quan góp phần tạo sức
hút cho đểm đến. Phối hợp chỉnh trang, nâng cao chất lượng không gian văn hóa nghệ
thuật tại một số khu vực trung tâm để phục vụ hoạt động du lịch và cộng đồng. Gắn với
lễ hội, các di sản và giá trị văn hóa truyền thống địa phương đã được bảo tồn và phát
huy, các di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với lễ hội như âm nhạc - nhạc lễ, nghi thức
cúng tế, hô Bài Chòi… cũng được quan tâm, bảo vệ và quảng bá nhiều hơn.
Quản lý, tổ chức lễ hội theo hướng bền vững - kinh nghiệm từ “chợ quê ngày hội”
Sự thành công của “Chợ quê ngày hội” trong Festival Huế năm 2024 được biết đến
như là kết quả của một kiểu mẫu mô hình quản lý, tổ chức lễ hội đương đại góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Điều này gợi mở cho các nhà quản lý, tổ
chức lễ hội đương đại ý tưởng về sự không ngừng mở rộng, cập nhật bổ sung/ hoặc điều
chỉnh các yếu tố truyền thống - hiện đại để tăng cường tính chuyên nghiệp và bền vững
trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Để nâng cao hiệu quả của mô hình này, giúp khẳng định định hướng đúng đắn trong
công tác quản lý, tổ chức lễ hội đương đại hiện nay, từ góc độ khoa học Quản lý văn
hóa, xin kiến nghị một số nôi dung như sau:
Xác định rõ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong quản
lý, tổ chức lễ hội trong bối cảnh đương đại
Thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định
về quản lý và tổ chức lễ hội. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan ban ngành và
chính quyền, các tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ
hội. Kết hợp công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với công nghệ quản lý, tổ
chức lễ hội hiện đại. Gắn việc bảo tồn lễ hội với di sản vật thể và phi vật thể để tạo ra tính
độc đáo của lễ hội, mang lại những trải nghiệm thăng hoa, những giá trị nghệ thuật đặc sắc,
đem lại sự lắng đọng, dấu ấn đặc sắc đối với cộng đồng và du khách.
Đảm bảo cộng đồng sở tại là chủ thể của nghi lễ truyền thống
Người dân sở tại vốn dĩ là chủ thể của lễ hội. Các cộng đồng, nhóm người và trong một số
trường hợp là các cá nhân tại chỗ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hành,
bảo vệ các di sản văn hóa, bởi vì không một ai có thể bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội
truyền thống tốt hơn chính cộng đồng đã sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, các nhà quản lý,
tổ chức lễ hội phải đảm bảo tính chủ thể của cộng đồng sở tại và không được áp đặt ý chí
chủ quan của mình vào cộng đồng. Cộng đồng sở tại phải là người trực tiếp thực hành, bảo
tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống. Có chăng, các cấp quản lý chỉ định hướng,
cung cấp cho cộng đồng, truyền đạt cho họ những kỹ năng liên quan hoặc kiểm tra và chấn
chỉnh các yếu tố sai lệch trong tổ chức, thực hành lễ hội.
Sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, tổ chức
Phải thừa nhận rằng tính hiện đại trong quản lý tổ chức lễ hội là điều bắt buộc và
thực tế đã diễn ra nhằm tạo tính mới, tính hoành tráng, độc đáo, đáp ứng nhu cầu của
giới trẻ và không bị lạc hậu về mặt công nghệ, số hóa. Ngay cả khi nghi thức tế lễ, đám
rước được tổ chức theo truyền thống thì lễ hội cũng đã bị thay đổi về quy mô người
tham gia, các chi tiết về trang phục, lễ vật con người… cũng đã khác với quá khứ. Mặt
khác, tổ chức lễ hội không những phải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh và
bảo tồn truyền thống của người dân địa phương, mà còn phải thu hút được một số lượng
238 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ