Page 241 - Văn hoá Huế
P. 241
lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh để đạt các mục tiêu về kinh tế, xã hội, do đó, cần
áp dụng các kỹ thuật, khoa học và công nghệ tổ chức hiện đại vào tổ chức lễ hội để tạo
ra sức hấp dẫn mới cho lễ hội.
Tăng cường công tác xã hội hóa
Trong xu hướng quản lý tổ chức lễ hội nhằm hình thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc
sắc, tạo sức hút điểm đến và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân tại
chỗ và du khách, vai trò của các tổ chức xã hội hóa cần được chú trọng, nhất là trong việc
sắp xếp, tổ chức các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, trò chơi, các chương trình nghệ thuật, trải
nghiệm. Trong thực tiễn, “Chợ quê ngày hội” chưa thu hút được nguồn lực quan trọng này.
Do đó, mặc dù đã có các dịch vụ tự phát, do người dân sở tại tổ chức dưới sự quản lý của
chính quyền cấp xã, huyện, tuy nhiên, vẫn chưa được quy hoạch tổng thể, không tập trung
và chưa có chiến lược phát triển bền vững, lâu dài. Các nhà quản lý, tổ chức cần nghiên cứu
để khắc phục hạn chế này, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của
vùng đất và con người Thủy Thanh theo hướng bền vững hơn.
Nâng cao vai trò của các bên tham gia quản lý, tổ chức
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý, tổ chức, đảm
bảo công tác an ninh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường… trong lễ hội. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện biến
tướng, chấn chỉnh những trường hợp vi phạm, đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh
trong lễ hội. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tham gia
vào lễ hội hướng đến chuyển dịch vai trò và ảnh hưởng của chính quyền địa phương
sang cho khu vực tư trong công tác tổ chức thực hiện, nhà nước chỉ tham gia với vai
trò định hướng, chỉ đạo.
Sự kết hợp độc đáo giữa giá trị truyền thống và mô hình quản lý, tổ chức lễ hội hiện đại
trong “Chợ quê ngày hội” phù hợp với Công ước của UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa
phi vật thể: “Ghi nhận rằng các quá trình toàn cầu hoá và chuyển đổi cơ cấu xã hội, cùng
với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng
thời cũng làm nẩy sinh, tương tự như hiện tượng của sự không khoan dung gây ra, những
mối đe doạ về sự suy thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là
do thiếu những nguồn lực dành cho việc bảo vệ loại hình di sản này” (2003).
Để nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức “Chợ quê ngày hội” trong chuỗi các sự kiện
hưởng ứng Festival Huế, các nhà quản lý, tổ chức cần đảm bảo bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất và con người Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy)
thể hiện trong nội dung chương trình. Đề cao vai trò của cộng đồng, để họ luôn ở vị trí
chủ thể tổ chức các nghi lễ truyền thống và tự quyết các vấn đề nội bộ của cộng đồng.
Chú trọng bồi dưỡng sự tự hào về truyền thống của vùng đất con người quê hương họ.
Mặt khác, trong công tác quản lý, tổ chức, cần thực hiện các giải pháp tổ chức để tạo ra
sức hút cho lễ hội nhằm thu lại lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng nơi diễn
ra lễ hội như: mở rộng quy mô và nội dung phong phú, đa dạng; sử dụng thành tự khoa
học công nghệ để nâng cáo chất lượng và tính chuyên nghiệp trong quản lý, tổ chức.
Thực hiện các biện pháp thu hút các nguồn lực xã hội, sự tham gia của các nhà tài trợ
để tăng nguồn kinh phí tổ chức sự kiện.
Đối với bài viết này, tác giả mong muốn được góp phần thực hiện bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người và vùng đất Thủy Thanh, thị xã Hương
Thủy. Đồng thời, gợi mở mô hình quản lý, tổ chức lễ hội đương đại góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống mang tính nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng
cao trong thực tiễn ngành Quản lý văn hóa hiện nay n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 239