Page 238 - Văn hoá Huế
P. 238

có đầy đủ vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình ở Việt Nam. Đây là chiếc cầu bằng gỗ,
             có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để tựa
             lưng. Trên cầu có mái che, lớp ngói ống tráng men chia làm 7 gian trong đó gian giữa
             được thiết kế rộng nhất và ở đó cũng là nơi đặt bàn thờ để thờ Bà Trần Thị Đạo. Các bộ
             phận kiến trúc trong cầu được trang trí gồm hai loại tiết diện là tròn và vuông. Cầu nằm
             trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá.
                Cầu Ngói Thanh Toàn được công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia theo quyết
             định số 575/QĐ-BVHTT ngày 14-7-1990 và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công
             nhận là điểm du lịch của tỉnh vào tháng 01 năm 2019. Trong “Chợ quê ngày hội”, Cầu
             ngói Thanh toàn là một điểm đến nổi bật, có vai trò như là “sân khấu sống” là điểm
             nhấn hấp dẫn thu hút du khách.
                Nghệ thuật Bài Chòi
                Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn
             hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017. Đây là di sản chung của 09 tỉnh
             (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
             Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng).
                Hô, hát Bài Chòi là một sáng tạo mang đậm sắc thái dân gian của cộng đồng nhân
             dân các tỉnh miền Trung nói chung, Huế nói riêng mà xã Thủy Thanh - nơi diễn ra “Chợ
             quê ngày hội” là một trong những địa phương lưu giữ và thực hành tốt nhất loại hình
             sinh hoạt văn hóa độc đáo này.
                Để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản Bài Chòi, trong “Chợ quê ngày hội”
             thường xuyên diễn ra các chương trình giao lưu, trình diễn Bài Chòi với không khí vô
             cùng sinh động, đầy nhiệt huyết và đa sắc màu trong không gian nghệ thuật đúng chất
             Bài Chòi. Hoạt động này do các nghệ nhân của địa phương trực tiếp đứng ra thực hiện
             với kinh nghiệm và sự công phu đã góp phần truyền cảm hứng sống động, tạo sức hút
             cho “Chợ quê ngày hội”.
                2. Các yếu tố đương đại trong quản lý, tổ chức “Chợ quê ngày hội”
                Là sự kiện gắn với môi trường đô thị, kinh tế thị trường, do đó, “Chợ quê ngày hội”
             được quản lý, tổ chức bởi các yếu tố đương đại. Điều này được thể hiện qua các khía
             cạnh dưới đây:
                Quy mô tổ chức mở rộng, có yếu tố hoành tráng
                “Chợ quê ngày hội” được mở rộng, đạt đến sự hoành tráng về cả quy mô lẫn hình
             thức. Ngoài nghi lễ truyền thống, các chương trình nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, hội
             thi, các không gian trải nghiệm được tổ chức vô cùng đặc sắc, phong phú và mở rộng
             làm cho sự kiện trở nên sống động nhưng rất mộc mạc, bình dị. Điều này đã góp phần
             thu hút du khách, chỉ trong 04 ngày, đêm diễn ra các chương trình chính, đã có trên 20
             vạn lượt du khách trong nước và quốc tế tham gia.
                Nội dung hiện đại, phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
             của cộng đồng và du khách, nhất là giới trẻ
                Việc khôi phục, tái hiện nghi lễ truyền thống - nghi lễ có nguồn gốc từ cung đình
             là cơ hội để người tham gia cảm nhận rõ ràng hơn những giá trị di sản văn hoá truyền
             thống đặc sắc của địa phương.
                Trong khuôn khổ chương trình, đã diễn ra các cuộc biểu diễn nghệ thuật hiện đại
             trong đêm khai mạc, hưởng ứng tuần lễ áo dài cộng đồng và bế mạc; các hoạt động
             triển lãm ảnh “Nét đẹp chợ quê”, “Cầu ngói Thanh Toàn”, triển lãm ảnh Bác Hồ. Bên
             cạnh đó là các hoạt động mang tính dân gian, truyền thống như: trình diễn, trải nghiệm
             xay lúa, giã gạo, giần, sàng, làm bánh, chằm nón, giở chẹp, thả lưới, thả hoa đăng, bài


             236  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243