Page 217 - Văn hoá Huế
P. 217

RỒNG TRÊN TRANG PHỤC

                              HOÀNG ĐẾ TRIỀU NGUYỄN



                                                                              n NHẬT MINH

                   ồng là một linh vật có vị thế đặc biệt trong đời sống tinh thần của người phương
              RĐông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Đứng đầu trong Tứ linh (Long,
            Phượng, Lân, Quy), rồng luôn chiếm những vị trí cao nhất trong mọi mặt đời sống và
            cũng vì vậy, thường bị giai cấp thống trị giành lấy, gán ghép với hình tượng của chính
            họ, mà tiêu biểu nhất là hình tượng hoàng đế, người đứng đầu thiên hạ, quản lý cả thế
            giới thần linh và trần tục.
               Trên trang phục của bậc hoàng đế, linh vật rồng càng thể hiện vị trí đặc biệt của
            mình. Dưới chế độ quân chủ phong kiến, có thể nói rồng là linh vật riêng, là biểu
            tượng độc quyền của hoàng đế. Hơn nghìn năm trước, ngay sau khi giành được độc
            lập, điều này đã được khẳng định. Các triều đại Đinh, Tiền Lê rồi Lý, Trần, Lê,
            Nguyễn đều kế tục nhau chọn rồng làm biểu tượng trên trang phục của bậc hoàng
            đế khi các triều đại này định ra triều phục, khẳng định tính độc lập tự chủ và nền
            văn minh của một quốc gia văn hiến có chế độ Áo mũ và Lễ nhạc không hề thua
            kém Trung Hoa.
               Theo quan niệm của người phương đông, linh vật rồng tiêu chuẩn phải là sự hội tụ
            đầy đủ các đặc điểm được cho là tốt đẹp nhất của 9 con vật có thật: Thân rắn, vảy cá
            chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử,
            đuôi gà trống. Và nếu là rồng tượng trưng cho hoàng đế thì thân phải có 81 vảy dương,
            36 vảy âm, thân uốn 9 khúc (tức phải là số 9 hoặc bội số của 9 -con số lẻ - số dương
            cao nhất trong dãy số tự nhiên); chân rồng lại phải có 5 móng (số chính giữa trong hàng
            số lẻ). Thiếu những yếu tố trên, rồng không còn là linh vật rồng đích thực nữa mà là
            những biến thể của nó, thường được xem là em út, con cháu của rồng. Những biến thể
            này thường được dùng tượng trưng cho hoàng tử, hoàng thân và các quan lại, trang trí
            trên áo mão chúng là mãng long, giao long, long mã …
                                                              1
               Triều Nguyễn là triều đại có những quy định chỉnh chu, đầy đủ nhất về trang phục
            nói chung, trang phục cho bậc hoàng đế nói riêng. Theo sách Khâm định Đại Nam hội
            điển sự lệ (Hội điển) do Nội Các triều Nguyễn biên soạn, trang phục hoàng đế gồm 4
            loại chính có trang trí rồng: 1 - Triều phục (hay Đại triều phục), 2 - Thường phục (hay
            Thường triều phục), 3 - Lễ phục (gồm lễ phục tế Giao và lễ phục tế tông miếu hay lễ
            phục Xuân Thu), 4 - Quân phục (hay Võ phục, mặc khi duyệt binh và mặc khi cày
            ruộng Tịch điền); mỗi loại trang phục lại bao gồm mão (mũ), áo ngoài, áo lót, xiêm,
            đai, bít tất, hia… mà hầu như tất cả đều có trang trí rồng. Ngoài 4 loại trang phục trên
            còn có Tiện phục và Tang phục, nhưng hai loại trang phục này khá đơn giản và hầu như



            1.  Trên trang phục của Hoàng thái tử - người được chọn kế vị Hoàng đế cũng trang trí rồng 5 móng nhưng
            các hình tượng rồng này được làm nhỏ, chi tiết giản lược nhiều so với hình tượng rồng trên trang phục Hoàng
            đế cùng loại.
                                                               SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   215
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222