Page 127 - Văn hoá Huế
P. 127
cảnh sắc xứ Huế thơ mộng... Ở góc độ lịch sử, có thể coi Lương Quang Duyệt cũng như Lê
Văn Miến, Tôn Thất Sa là những họa sĩ của thời kỳ “quá độ” trong quá trình hình thành mỹ
thuật hiện đại Việt Nam và góp phần tạo nên một “trường” thị hiếu thẩm mỹ mới và là nền
tảng vững chắc cho sự ra đời những tác phẩm mỹ thuật phong cách Trường MTĐD ở Huế
2. Trường Mỹ thuật Đông Dương và dấu ấn trong hội họa ở Huế
Cách đây 100 năm, vào ngày
7 tháng 10 năm 1924, Trường
Mỹ thuật Đông Dương (Ecole
Superieure des Beaux - Arts de
L’Indochine) được thành lập với
sắc lệnh của Toàn quyền Đông
Dương bây giờ là Martial Merlin.
Việc áp dụng những nguyên lý
mỹ thuật phương Tây với quan
niệm thẩm mỹ và cách thức tạo
hình và nội dung mang tính khoa
học nghệ thuật mới là khác xa
với mỹ thuật truyền thống phong
kiến. Tính cá nhân được thể hiện,
tôn trọng và kiến thức, kỹ năng
Victor Tardieu, Bến cá sông Hương, sơn dầu, 1924
sáng tạo bài bản, hàn lâm được Nguồn: Sách Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, NXB Mỹ thuật, 2004
nhận diện, coi trọng. Những chất
liệu mới được chuyển tải, nhất là sơn dầu, một chất liệu đã quen thuộc ở châu Ấu hơn 500
năm nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới được một vài người Việt Nam tiếp cận
khi học vẽ ở Pháp. Cho đến khi Trường MTĐD tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 1925, sơn
dầu mới dần trở thành chất liệu quan trọng trong hệ thống đào tạo của trường. Từ đó dần
hình thành một thế hệ nghệ sĩ tạo hình hiện đại và chỉ một thời gian ngắn họ đã có những
tác phẩm tham gia trong các đấu xảo và hòa vào dòng chảy mỹ thuật thế giới. Tất cả những
thành công đó đều gắn với tên tuổi người hiệu trưởng đầu tiên của Trường MTĐD là họa sĩ
Victor Tardieu (1870-1937). Nói đến Trường MTĐD là nói đến một trường phái, một trào
lưu hay phong cách của những họa sĩ xuất thân từ trường này. Trong Từ điển Bách khoa
Toàn thư Việt Nam ghi nhận: “Phần lớn các họa sĩ Việt Nam xuất thân từ Trường Mỹ thuật
Đông Dương đã tạo dựng bộ mặt của nền mỹ thuật nước nhà bằng sáng tác tranh và tượng
với bản lĩnh nghệ thuật vững vàng” .
1
Đối với đông đảo các họa sĩ Việt Nam nói chung và các họa sĩ từ trường MTĐD nói
riêng khi đến với Huế đều có những cảm nhận về chiều sâu văn hóa, tâm thức của con người
và cảnh sắc xứ Huế. Tất cả dường như toát ra từ mỗi con đường, phố nhỏ, cung điện đền
đài và bóng dáng, nghĩ suy của bao thế hệ người Huế. Các họa sĩ say mê ngắm những ngôi
chùa cổ, lăng tẩm các vua, chúa thời Nguyễn, những bức tường rêu phong trầm mặc, sông
Hương êm đềm thơ mộng, những nét đẹp về tâm hồn và duyên dáng của người thiếu nữ xứ
Huế. Tất cả các yếu tố đó đều tạo nên bao cảm xúc sâu lắng với mỗi người, gợi lên những
xúc cảm sáng tạo về cảnh vật và con người xứ Huế. Con người, cảnh sắc thiên nhiên, dấu
1. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam,
tập 4, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 656.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 125