Page 126 - Văn hoá Huế
P. 126
DẤU ẤN TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
TRONG HỘI HỌA Ở HUẾ GIỮA THẾ KỶ XX
n Bài và ảnh: PHAN THANH BÌNH *
ào những năm 1930-1945, xứ Huế là nơi xảy ra nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa
Vlớn lao trong việc khẳng định những giá trị tinh thần, phẩm chất văn hóa của dân
tộc Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng. Do những đặc điểm khá đặc biệt về lịch sử,
chính trị, văn hóa, Huế trở thành nơi chứa đựng và truyền tải những nét tinh tế và đặc sắc
từ mỹ thuật phương Tây, trong đó có những tác phẩm hội họa mang phong cách Trường
Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD). Cho đến nay, MTĐD là thuật ngữ thường được các nhà
nghiên cứu sử dụng có tính “mặc định” về dấu ấn mỹ thuật phương Tây ở Việt Nam từ 100
năm qua. Trong đó nổi bật là ở sự nhận diện về phong MTĐD trong họa ở Huế với những
cung bậc nghệ thuật khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trải qua bao năm tháng,
cảnh sắc, con người Huế đã có nhiều thay đổi, nhưng những tác phẩm mỹ thuật của các họa
sĩ từ trường MTĐD vẫn in đậm dấu ấn thẩm mỹ thời đại một cách bền chặt và sâu lắng.
Phong cách trường MTĐD với sự mới mẻ, hiện đại đã một phần được định hình, nhận diện
ở Huế, tinh thần MTĐD có cơ hội hồi sinh khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế ra đời vào
năm 1957 tại Huế, nơi tưởng như truyền thống văn hóa Nho giáo và mỹ thuật cung đình sẽ
khó tạo được sự hòa nhập hài hòa với tinh thần mỹ thuật hiện đại
1. Mỹ thuật Huế đầu thế kỷ XX đến trước 1925 và bối cảnh của sự tiếp nhận
phong cách hội họa Trường Mỹ thuật Đông Dương.
Huế là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, đến cuối thế kỷ XIX, nghệ thuật phương Tây
dần có ảnh hưởng đến mỹ thuật của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Khi tiếp
xúc với người phương Tây, người Việt đã tiếp nhận những thành tựu văn hóa mới và tạo nên
một dấu ấn quan trọng trong văn hóa của người Việt. Ngày nay chúng ta có thể hình dung
về diện mạo và trang phục của vua Khải Định qua rất nhiều ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX
và qua bức tượng toàn thân bằng đồng của vua Khải Định hiện đặt tại cung An Định - Huế.
Trên tượng ngoài yếu tố phương Tây như kiểu dáng áo, ủng da, tua gù vai... còn có họa tiết
mây cuộn, sóng nước, cổ đồ ở vạt áo và nhiều hoa văn phương Đông cổ, cùng chiếc khăn
vành quen thuộc từng gắn bó với áo ngũ thân xưa với những hoa văn hoa dây gấm tinh nhã.
Phong cách MTĐD dần hình thành trong sự tiếp cận nghệ thuật phương Tây và cũng dần
thấm sâu vào thế hệ họa sĩ thời kỳ quá độ từ phong cách nghệ thuật truyền thống phong kiến
sang phong cách nghệ thuật cận hiện đại mang màu sắc phương Tây. Năm 1914, tập san
Bulletin des Ami du Vieux Hue (B.A.V.H) ra đời và được liên tục xuất bản cho đến tháng 6
năm 1944, tạp chí không chỉ hàm chứa nhiều kết quả nghiên cứu quý giá về văn hóa, lịch
sử xứ Huế xưa mà trong đó còn có dấu ấn MTĐD qua hàng trăm minh hoạ công phu, có tay
nghề cao của nhiều hoạ sĩ bấy giờ. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của nền giáo
dục Tây học, nhiều họa sĩ đã để lại những dấu ấn tạo hình đặc sắc ở Huế như các tác phẩm
Chân dung của Lê Văn Miến (1874-1943) trưng bày tại chùa Bà La Mật, tranh tường trang
trí ở cung An Định của Lương Quang Duyệt, tranh Phật đạo của một số nhà sư với nền là
---------------------------------------------------
* PGS. TS. Trường Đại học Nghệ thuật Huế.
124 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ