Page 122 - Văn hoá Huế
P. 122

PHỐ CỔ GIA HỘI
                                Đi lên từ sự khác biệt






                                                                                    n YÊN CHI




                                           “Đông Ba - Gia Hội hai cầu
                                      Ngó vô Diệu Đế bốn lầu hai chuông”
                Đó có thể xem là hình ảnh biểu trưng về một Gia Hội phồn hoa rực rỡ đương thời,
             khi Huế đích thực là đang giữ vị thế “Huế - center”, hay “Huế - Ở giữa”, Huế - kinh đô
             của nước Việt Nam/ Đại Nam hùng cường ở khu vực Đông Nam Á.
                Vậy nhưng Gia Hội ngày nay lại là một khu phố cổ khá yên ắng, tĩnh lặng và được
             xem là “ít chịu phát triển” dù vẫn là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về văn hóa,
             lịch sử của cố đô.
                Gia Hội sẽ phát triển, sẽ đi lên như thế nào? Đây là một chủ đề rất hay được đặt ra
             cho cuộc tọa đàm “Phố cổ Gia Hội - Đi lên từ sự khác biệt” tổ chức tại Bảo tàng Gốm
             cổ sống Hương cơ sở 2 vào ngày 07/01/2025, nhất là trong bối cảnh Huế đã chính thức
             trở thành Thành phố trực thuộc trung ương.
                Dưới đây, xin mạo muội nêu vài suy nghĩ về vấn đề này.
                Quá khứ vàng son
                Gia Hội là vùng đất phía Đông Kinh thành Huế, vốn được hình thành sớm và dần
             trở nên phồn thịnh từ thời các chúa Nguyễn. Năm 1687, sau khi chúa Nguyễn Phúc
             Thái dời thủ phủ từ Kim Long về Phú Xuân, khu vực Gia Hội càng có điều kiện phát
             triển mạnh. Chợ Dinh - khu chợ ở phía Đông dinh/phủ chúa đã hình thành để phục vụ
             cho nhu cầu của nhà chúa cùng lực lượng đông đảo của hoàng gia, quan lại, quân đội…
             Đây là trọng tâm của phần “thị” trong kết cấu “đô - thị” của Huế trong thời kỳ đầu gắn
             bó với sông Hương.
                Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát nâng cấp phủ Phú
             Xuân lên làm Đô thành, khu vực này càng phát triển phồn thịnh. Xem bản đồ cổ Giáp
             Ngọ niên Bình Nam Đồ (1774) của Đoan quận công Bùi Thế Đạt, có thể thấy khu vực
             này đã có nhiều phủ đệ của thân vương, quý tộc, quan lại, trong đó nổi bật là Phủ Ao,
             chợ Dinh… Trong công trình Phủ biên tạp lục, biên soạn năm 1776, Lê Quý Đôn cũng
             mô tả: “... Ở trên thì các phủ thờ ở Kim Long giữa thì cung phủ hành lang, dưới thì
             nhà cửa ở phủ ao, Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu, đổi tên, đề biển, có hai điện
             Kim Hoa, Quang Hoa, Trung Hòa, Di Nhiên, đài Sướng Xuân, các Dao Trì, các Triêu
             Dương, các Quang Thiên, đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc, am Nội Viện, đình Giáng
             Hương, công đường, trường học và trường súng. Ở thượng lưu về phía nam có phủ
             Dương Xuân và phủ Cam. Ở trên nữa có phủ Tập Tượng, lại dựng điện Trường Lạc,


             120  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127