Page 124 - Văn hoá Huế
P. 124
Đông Ba. phía Bắc giáp phường Phú Hậu. Như vậy, Gia Hội có địa thế gần như 3 mặt
giáp sông, lại tiếp giáp với chợ Đông Ba - trung tâm thương mại dịch vụ truyền thống
lớn nhất của thành phố Huế.
Phường Gia Hội cũng là một trong những phường có quần thể di tích lịch sử văn
hóa phong phú, với nhiều loại hình khác nhau như Phủ đệ, Hội quán, chùa, đình làng,
phố cổ, nhà cổ, từ đường… Trong đó, có các di tích rất nổi tiếng như chùa Diệu Đế,
đình và miếu Thế Lại Thượng, hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu, Thanh Bình
từ đường, đền Chiêu Ứng, phủ Gia Hưng, phủ Thoại Thái, phủ Tuy An, phủ Ngọc Sơn,
Nhà thờ tổ Kim Hoàn… Các di tích này đều đã được đưa vào danh mục kiếm kê và 3
trong số đó đã được công nhận di tích cấp quốc gia (Đình Thế Lại Thượng, Thanh Bình
từ đường và Nhà thờ tổ Kim hoàn).
Phường Gia Hội cũng là khu vực có những di sản phi vật thể quý báu như các lễ hội
truyền thống, nghề thủ công làm phấn nụ, tranh gương, làm diều…; nghệ thuật ẩm thực
đa dạng với nhiều món ăn mang đậm bản sắc Huế. Đặc biệt, khu vực này còn giữ đậm
đặc một “lối sống Huế” truyền thống không dễ tìm thấy ở nơi khác.
Vậy nhưng Gia Hội ngày nay là một khu vực tĩnh lặng, đầy vẻ “yên phận”, hầu như
rất ít có sự thay đổi phát triển theo hướng tích cực. Sự trầm mặc, hoài cổ của Gia Hội
khiến người ta phải day dứt với câu thơ của Nguyễn Bính:
“Khách du lần giở trang hoài cổ
Mơ lại thời xưa xóm Ngự viên”.
Làm sao để Gia Hội đi lên, phát triển bằng sự khác biệt?
Đây chính là câu hỏi lớn, là niềm trăn trở của rất nhiều người, từ các thế hệ lãnh đạo
đến người dân bình thường và cả những người Huế tha hương, những người yêu Huế.
Cũng có thể so sánh, hình ảnh Gia Hội chính là một hình ảnh xứ Huế thu nhỏ.
Tháng 8/2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du
lịch đặc trưng của thành phố Huế” của Viện Nghiên cứu Phát triển. Kết quả của đề tài
được kỳ vọng sẽ giúp cho Gia Hội phát triển đúng hướng; tuy nhiên, ý tưởng, mục tiêu
của đề tài khoa học trên không mới. Hơn 20 năm trước, chính quyền thành phố Huế
đã từng quyết tâm bảo tồn, phát huy khu phố cổ Gia Hội với mong muốn biến nơi đây
thành một Hội An của Huế, nhưng đến nay chưa thành. Vậy cần làm gì để Gia Hội phát
triển, đi lên bằng thế mạnh và sự khác biệt của mình?
Dưới đây là vài gợi ý…
Trước hết, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền
Chính quyền thành phố Huế đã và đang thực hiện quy hoạch chung của thành phố,
quy hoạch phát triển đô thị thành phố Huế (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt),
quy hoạch bảo quản, tu bổ quần thể di tích cố đô Huế… do đó cần đặc biệt quan tâm
để triển khai quy hoạch chi tiết khu vực Gia Hội. Bởi quy hoạch là bước đi đầu tiên,
có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển đúng hướng và bền vững của một địa phương.
Tiếp đó, cần có sự đầu tư xứng đáng để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy tốt các
di sản phong phú trên địa bàn Gia Hội. Phường Gia Hội nói riêng và toàn bộ quận Phú
Xuân nói chung đã được kiểm kê tổng thể các di sản văn hóa, đây là cơ sở rất quan
122 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ