Page 123 - Văn hoá Huế
P. 123

hiên Duyệt Võ, mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ, mà giải võ, tường bao quanh, cửa
            bốn bề, chạm khắc vẽ vời, khéo đẹp cùng cực... Ở thượng lưu và hạ lưu Chính dinh đều
            là quân bày hàng như bàn cờ. Những nhà của thủy quân lại ở đối ngạn. Xưởng thuyền
            và kho thóc thì các xã Hà Khê, Thọ Khang trên thượng lưu còn nhà vườn của các công
            hầu quyền quí thì chia bày ở hai bờ thượng lưu sông Phú Xuân, cùng hai bờ sông con
            bên hữu Phủ Cam. Ở thượng lưu, hạ lưu phía trước chính dinh thì chợ phố liền nhau,
            đường cái đi ở giữa, nhà cửa chia khỏang tiếp nhau, đều là mái ngói. Cây to bóng mát,
            tả hữu thành hàng. Thuyền buôn bán, đò dọc ngang đi lại như mắc cửi”.
               Đến đầu thế kỷ XIX, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, cho xây dựng kinh
            đô tại Huế, khu vực Gia Hội - Chợ Dinh lại càng phát triển sầm uất hơn bởi trung tâm
            buôn bán trao đổi của kinh đô Huế đều tập trung ở phía Đông Kinh thành. Các hội quán
            của người Hoa, người Minh hương cũng được chuyển từ khu vực Thanh Hà - Bao Vinh
            lên xây dựng ở các vị trí dọc bờ sông Hương, thuộc tuyến đường Chi Lăng hiện nay.
               Khu vực Gia Hội cũng tập trung nhiều phủ đệ của thân vương, quý tộc nhà Nguyễn.
            Đặc biệt, phủ đệ của Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông cũng được xây dựng tại
            đây; sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế chính trên
            nền ngôi “tiềm để” của mình. Chùa Diệu Đế trở thành một trong 4 ngôi quốc tự tại kinh
            đô, có vị thế và ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo xứ Huế và cả đối với đời sống tinh
            thần của hoàng gia. Năm 1885, sau khi “kinh đô thất thủ”, phủ Thừa Thiên từng một
            thời tạm chuyển về đóng tại chùa Diệu Đế, trước khi chuyển qua bờ nam sông Hương,
            ở vị trí của UBND Thành phố Huế hiện nay (16 Lê Lợi).
               Cho đến đầu thế kỷ XX, dẫu không còn là thời kỳ hoàng kim, khu vực Gia Hội vẫn
            là một trong những khu vực phồn thịnh nhất của kinh đô Huế.
               Hiện tại tĩnh lặng
               Phường Gia Hội ngày nay gồm 18 tổ dân phố, thuộc quận Phú Xuân, thành phố Huế,
            với diện tích 1,46km , dân số khoảng 28.000 người. Phía Đông giáp phường Vĩ Dạ,
                                2
            ranh giới là sông Hương; phía Tây giáp phường Thuận Lộc và phường Đông Ba với
            ranh giới là sông đào Đông Ba; phía Nam giáp phường Đông Ba với ranh giới là sông

                                                               SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   121
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128