Page 53 - Tạp chí Cửa Việt
P. 53

Tết khác ngày thường. Ngày thường để neo đậu, chỉ cần cắm một con
             sào xuống lòng sông và buộc đò bằng sợi dây thả lỏng, nước lên thì đò
             xoay lên, nước xuống thì đò xoay xuống. Còn neo đò ngày Tết thì khác,
             họ cố định những con đò riêng lẻ gần nhau bằng hai cây sào ở đầu mũi
             và cuối lái. Nước chảy lên hay ròng xuống thì đò vẫn ở cố định một
             hướng, bà con bước qua bước về đò của nhau mà không sợ bị thay đổi
             khoảng cách. Phía trước mũi được cắm lá cờ đỏ sao vàng, bên trong
             khoang trang trí câu đối tương tự như “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
             / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, và dòng chữ “Cung chúc
             tân xuân” nằm ngang phía trên bàn thờ gia tiên nho nhỏ trong khoang.
             Sau lái có cây sào dài như cây nêu cắm xuống lỗ định vị giữa sàn, rồi
             treo tràng pháo chờ nổ đì đùng chào mùa xuân tới.
                                                 * * *
                  Chiều cuối năm gió thổi hiu hiu, lá tre rơi chao nghiêng, chiếc
             trên đường, chiếc xuống nước. Lá rụng rồi để lộ thân tre sầu đông già
             cỗi, lưng còng đung đưa. Có cụ bà với cái chổi tre cuối ngày khua rèng
             rẹc làm lá tre nảy lên liệng xuống, nhẹ nhàng như cánh hoa rơi. Nhát
             chổi nhanh dứt khoát, di chuyển thanh thoát, tiếng nói rõ ràng xởi lởi
             đầy thân thiện. Bà cho tôi biết đã sống hơn bảy mươi năm trên sông
             nước. Tôi nhìn bà, nhìn các ngôi nhà quanh xóm, khang trang rộng
             rãi. Người xa tìm về, xóm vạn đông người vô ra, không khí của những
             ngày giáp Tết rộn ràng.
                  Sau những câu chào hỏi, chuyện trò, tôi tò mò về cảnh kết bè khi
             có lễ tết, bà nói “được chơ, được chơ” vui vẻ, rồi bà bắt đầu kể: “Cầu
             kỳ lắm! Làm được rứa chỉ có người khéo léo, khỏe mạnh mới làm
             được. Kể cả ngày Tết, nhà ai có điều kiện mới kết đò lại, vì tốn kém.
             Phải có rất nhiều cây tre dài nối lại, gác từ chiếc này qua chiếc khác,
             cả trên và dưới, đầu mũi và phía sau lái. Họ buộc lại, quấn ôm luôn
             cả thân đò bằng các sợi dây to, dài. Khi hoàn thành công việc, các con
             đò trở thành một khối vững chãi, không còn chòng chành. Mục đích
             là để khi cúng bái, lễ nghi đặt trên bàn không bị chao nghiêng làm
             rơi đổ…”. Nghe câu chuyện của bà, tôi hình dung khi các con đò kết
             lại, cảm giác chòng chành không còn nữa; một xóm làng như chiếc
             bè lớn vững chãi trước sóng gió cuộc đời. Nhìn từ xa, bên cái bè lớn
             còn những chiếc xuồng nhỏ bơi xuôi ngược như những con thoi, khi
             thì ngoảnh mũi chạy ra xa rồi quay vòng trở lại, người bước lên bước
             xuống thăm nhau. Bà nói, dưới sông là thế, nhưng mọi thủ tục sắm



                                                                               51
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58