Page 52 - Tạp chí Cửa Việt
P. 52

* * *
                Từ rất lâu, có nhiều gia đình bám vào các dòng sông để mưu
          sinh. Họ sống và sinh hoạt trong mỗi chiếc đò có mái che, kèm theo
          một hoặc hai chiếc xuồng nhỏ để tiện di chuyển, giăng câu, bủa lưới.
          Hết đời này sang đời khác, họ mãi lênh đênh. Các gia đình có mối
          quan hệ thân tộc liên kết lại với nhau thành các vạn chài. Mỗi vạn
          chài có khoảng mười đến mấy chục gia đình tương ứng với chừng ấy
          chiếc đò. Đời sống mưu sinh khác biệt so với trên bờ, ấn tượng nhất
          là những ngày Tết. Ở đó có một cộng đồng đoàn kết thương yêu, giữ
          được phong tục, nét văn hóa truyền thống trong điều kiện sinh hoạt
          chật vật.
                Trên dòng Hiếu Giang, từ năm 1946 có 3 vạn chài nương tựa, là
          Đông Hà, Trọng Đức và vạn Ngã Ba thuộc xã Cam Giang của huyện
          Cam Lộ. Bây giờ họ tập trung nhiều ở bờ nam của sông, ai rong ruổi
          đôi bờ sẽ gặp rải rác các con đò ngơi nghỉ.
                Một chiều cuối năm tôi rong ruổi đôi bờ sông ấy, với bên này
          thành phố, bên kia làng quê. Xuất hiện trong tầm mắt hình ảnh bóng
          dáng vạn chài rời rạc neo đậu. Qua khu phố 4 của phường 4, có con
          đường bê tông chạy thẳng ra bến, khúc giữa cắt nhau với đường Bà
          Triệu, tạo thành ngã ba - điểm mượn tạm thời để nối lên Đường 9.
          Đường Bà Triệu là con đường chạy dọc bờ nam của dòng sông. Ở đây
          có những người đàn ông, đàn bà dạn dày mưa nắng của miền sông
          nước. Họ lần lượt có mặt từ năm 1976 khi rời bãi cát Diên Sanh di
          chuyển ra thị xã Đông Hà, sau lập thành phường 4 dọc theo sông Hiếu
          bây giờ.
                Tôi dừng lại bên bờ khi chiều còn non, nhìn ánh nắng chưa đủ
          vàng như lúc hoàng hôn, lắng sâu nơi đáy mắt hình ảnh con đò chiều
          cuối năm lững lờ bủa lưới, với vệt thuyền bơi xé nước ngược xuôi.
          Quanh năm mỗi đò mỗi nẻo buông lưới thả câu, tự dầm mưa dãi nắng.
          Nhưng đến ngày cuối năm, họ chung tiếng oàm oạp sóng nước, chung
          âm thanh mái chèo khua chiếc ghe nhỏ đi về xong thả bén, đơm tê…
          hối hả chuẩn bị neo những con đò san sát bên nhau.
                Đời sống sinh hoạt của các vạn chài có ba lý do phải kết hoặc
          neo đò lại, đó là khi có tang gia, hiếu hỉ hoặc lễ tết. Nhưng đặc biệt,
          mỗi năm có một lần neo đậu, nghĩa là không nhất thiết phải kết lại
          nhưng quy mô tập trung lớn hơn, đó là neo đò ngày Tết: Tất cả đò có
          mối quan hệ thân tộc được tập trung giữa dòng, sát nhau. Neo ngày



           50
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57