Page 57 - Tạp chí Cửa Việt
P. 57
to đẹp, bề thế. Họ kiếm tiền giỏi dù thời đi học thì học hành rất bình
thường. Vài đứa bạn cùng lớp nhìn vào đó và bắt đầu thở than, bảo giờ
chẳng áp lực con cái học hành như tụi mình hồi xưa nữa bởi nhìn vào hai
bạn gái kia, thấy học nhiều cũng chẳng để làm gì. Những người bạn này
học hành giỏi giang giờ làm công ăn lương, cuộc sống lắm khi chật vật,
chẳng giàu có, dư dả gì để nghĩ đến chuyện xây nhà báo hiếu cho cha mẹ.
Thế nên, họ nghĩ rằng, giá trị tri thức ngày nay không còn như ngày xưa.
Tôi thì lại nghĩ, chuyện học hành ở trường lớp và chuyện kiếm
tiền không liên quan đến nhau. Trên đời này, còn gì khó bằng việc kiếm
tiền. Nếu kiếm tiền bằng sức lao động một cách chân chính, lương
thiện rồi trở nên giàu có thì thật sự đáng nể. Hơn nữa, nhắc chuyện
báo hiếu thì nhiều cách thể hiện, chẳng hạn như có mặt khi cha đau
mẹ ốm, nấu một bát cháo, mời một ly trà, chuyện trò với cha mẹ mỗi
ngày, ấy cũng là một cách báo hiếu. Sự có mặt của mình, sự ổn định
trong đời sống của mình để ba mẹ bớt âu lo, bớt gánh nặng, ấy cũng
là một biểu hiện của báo hiếu. Mỗi người có một điểm xuất phát khác
nhau, mỗi năng lực và động lực, mục tiêu khác nhau nên không thể so
sánh người này với người kia. Ta chỉ có thể so sánh với bản thân mình,
lấy bản thân của hiện tại để so sánh với quá khứ, tương lai. Chúng ta
đã luôn bị nhốt trong sự so sánh và đánh giá của người khác, vượt qua
được nó, có lẽ cuộc sống này sẽ dễ thở hơn nhiều.
Vả lại ở đời, lựa chọn nào cũng có giá của nó. Khi các bạn của tôi
biết rằng hai bạn gái giàu có kia đã tập trung kiếm tiền nên không có
thời gian dành cho con cái. Họ giao con cho người giúp việc và ông
bà, con cái của họ thiếu vắng sự quan tâm, âu yếm của người mẹ. Xao
nhãng, vắng mặt cũng là một dạng của bạo hành, tác động đến tâm
sinh lý của trẻ nít. Là bạn, bạn có đánh đổi điều đó không. Những
người bạn kia gật gù, vậy thôi, kiếm tiền chừng đó mà có thời gian cho
gia đình con cái là được rồi. Trăng trên trời cũng có lúc khuyết lúc đầy,
ta đâu thể đòi hỏi mọi điều vẹn tròn, toàn mỹ.
Người xưa có câu, “tri túc thường lạc”, người biết đủ là vui,
người biết đủ là hạnh phúc. Khi xã hội bắt đầu định hình thành công
là có chừng đó tiền trong tài khoản, là sở hữu xe sang, nhà đẹp, chức
cao vọng trọng, vô tình chúng ta cũng bị cuốn theo những tiêu chuẩn,
đánh giá của người khác. Mấy ai biết đủ, mấy ai biết chấp nhận, người
nào cũng khát khao, phấn đấu đầy mỏi mệt. Năm hết Tết đến, chúng
ta thường dành cho nhau lời chúc an khang thịnh vượng, vạn sự như
ý, hạnh phúc viên mãn, tiền tài ngập tràn… Những lời chúc ấy liệu có
tạo thêm áp lực cho chính bản thân chúng ta. Thỉnh thoảng tôi nhận
55