Page 55 - Tạp chí Cửa Việt
P. 55

Đò hai mái che, đò ba, đò bốn mái che; những mâm lễ tinh tươm
             phải đặt khéo léo; nhà năm người, nhà bảy người, mười người chen
             chúc, đi lại phải bò, chui vào ra trong một mui thuyền chật hẹp; một
             cái bếp đỏ nồi bánh chưng nằm khiêm tốn một góc trong khoang chưa
             đầy hai mét vuông và những lọ gia vị xếp xung quanh dịch chuyển
             theo ngọn lửa… tất cả chỉ là dĩ vãng. Tôi vào ngôi nhà của bà ngay
             con hẻm cuối đường Bà Triệu, một ngôi nhà kiên cố, nhỏ nhắn hơn so
             với các nhà khác trong xóm vạn này. Bà dẫn tôi đi khoe, nào là phòng
             ngủ của bà, của con; nào là gian bếp rộng rãi với tủ bếp, bồn rửa, khay
             chén bát… Bà chỉ vào cái tủ lạnh: “Cái ni hay lắm, thịt cá mọi thứ bỏ
             vô không hư”. Tuổi như bà, lên bờ năm 1999, gần như muộn nhất so
             với các hộ trong xóm này, thì mọi thoải mái bà khoe là niềm ước mơ
             mà khi ở dưới sông có bao giờ nghĩ tới. Trong xóm, lớp trẻ lớn lên đã
             lập nghiệp, dựng vợ gả chồng. Tất cả đều được đến trường, cũng như
             con cháu của bà, đứng thẳng để vào đời.
                                                 * * *
                  Tôi lại thong thả đêm ba mươi. Pháo hoa rải rác nở trên bầu trời,
             trên mặt nước. Thành phố Đông Hà thăm thẳm hơn, bởi có đổi mới
             phát triển thế nào thì thành phố không thể sâu hơn nếu những gì thuộc
             về giá trị căn cốt không được gìn giữ, trao truyền, lan tỏa… Dưới dòng
             Hiếu Giang thuyền ai thâu mẻ lưới cuối cùng, cập bến đường Hoàng
             Diệu. Mấy chậu hoa cúc còn nán tới gần phút giao thừa, người vạn
             chài xưa ấy rinh một cặp hoa để vào lòng thuyền rẽ nước về bên kia
             xóm vạn. Bất chợt pháo hoa đồng thời lóe sáng trên các nóc nhà thành
             phố. Giao thừa tới rồi! Có ai như tôi để ý dọc bờ sông kia, những ngôi
             nhà khang trang đèn điện ấy từng là xóm vạn chài, không ai còn phân
             biệt được nữa, chỉ vọng về trong tôi tiếng khua nước thuở lênh đênh.
                  Muôn đời sông vẫn chảy, qua làng rồi qua thành phố. Sông như
             cuộn thư tịch gửi lại cho muôn đời sau biết ngọn nguồn đời sống văn
             hóa ở hai bên lưu vực đã đổi thay như thế nào. Mà bóng dáng các con
             đò rải rác neo lại dọc bờ hôm nay là một nét nhỏ mà dòng sông gợi lại.
             Chiều bên bờ bắc nhìn sang, thấy hai thành phố cách nhau mặt nước
             Hiếu Giang - đảo ngược, soi nhau! Có chiếc đò rẽ nước như rạch đôi
             thực và ảo, vẳng tới lời ngâm nga: Đò ai chở lưới đi buông / Như chở
             vạn chài một thuở / Qua phố mới, đò buồn nhung nhớ / Vạn thuở lênh
             đênh có tự bao giờ.
                                                                             Đ.D.L



                                                                               53
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60