Page 99 - Văn hoá Huế
P. 99
Thay lời kết
Đặng Huy Trứ hữu duyên với Hội
An và Hội An cũng là nơi ghi dấu nhiều
duyên nghiệp của Đặng Huy Trứ. Dấu ấn
và bút tích của ông với Phố Hội cho đến
nay chừng như vẫn chưa được khảo sát,
nghiên cứu đầy đủ. Bởi, bên cạnh những
tư liệu hiện vật và thư tịch liên quan đến
Văn Thánh miếu Minh Hương, Chùa
Ông - Trừng Hán cung, thư tịch về hòa
thượng Toàn Nhâm Quán Thông... ở trên,
chúng tôi tin chắc rằng đâu đó vẫn còn
một số thông tin tư liệu khắc ghi nét văn
hóa và con người Hội An trong cuộc đời
và thơ văn của Đặng Huy Trứ. Chẳng
hạn, trong số thơ văn Đặng Huy Trứ do
nhóm Trà Lĩnh biên soạn, chúng ta thấy
có nhiều bài liên quan đến Quảng Nam,
và ở đó có bài thơ “Nghệ Phước Lâm tự
bái Phật thế phát” (Đến chùa Phước Lâm
lạy phật, xin cạo đầu) do ông biên soạn
năm 1865, trước ngày ông đi sứ Quảng
Đông. Thơ rằng: Văn bia miếu Quan Thánh, năm 1864 do Đặng Huy Trứ soạn
“Cưỡng thoát quan trâm khiếu đại
tì (từ)
Vương thần tâm sự lão tăng tri.
Dục bằng pháp khí quy Tam bảo
Bất hứa trần đao quải nhất ty.
Nam bắc, đông tây quân mệnh dã,
Phát phu thân thể phụ sinh chi.
Thử hành đa tạ bồ đề ấm,
Hưu luận bàng nhân thuyết Hạ, Di.”
Ngô Linh Ngọc dịch thơ rằng:
Gượng bỏ mũ trâm vào lễ Phật
Vương thần tâm sự lão tăng hay.
Muốn nhờ pháp khí nơi Tam Bảo
Chẳng để trần đao đụng mảy may.
Giúp chúa, đông đoàn nam bắc đó,
Ơn cha, thân thể tóc da này.
Bồ đề tỏa bóng che từng bước,
Rằng Hạ, rằng Di, sá quản vay. 6
Nghĩ rằng, những tư liệu này của Đặng Huy Trứ liên quan tới Hội An, Quảng Nam
hẳn nhiên là nguồn tư liệu quý thể hiện nét hội tụ văn hóa của một vùng đất “mở” như
Phố Hội. Do vậy, việc đi sâu thu thập, dịch thuật, nghiên cứu và công bố nguồn tư liệu
này sẽ là điều quan trọng và tối cần thiết để làm giàu mạnh, phong phú hơn nguồn di
sản văn hóa đặc trưng của đô thị cổ Hội An n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 97
6. Nhóm Trà Lĩnh (2013), Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 316