Page 102 - Văn hoá Huế
P. 102

Nhà thờ họa sĩ Lê Văn Miến ở thành phố Huế

             đồng thời được phong hàm Hàn lâm viện thị giảng. Trong thời gian này, ông đã tham
             gia tích cực Hội Những người bạn Cố đô Huế. Đến cuối năm 1914, ông được tiến cử
             làm Phó Đốc giáo và đến năm 1919 được thăng chức Đốc giáo Trường Hậu Bổ. Năm
             Khải Định thứ 6 [1921], cụ Lê Văn Miến được triều đình bổ làm Tế tửu (Hiệu trưởng)
             Quốc Tử Giám. Sách Đại Nam thực lục có đoạn chép: “Lấy Đốc giáo Trường Hậu bổ
             Lê Văn Miến làm Tế tửu Quốc Tử Giám (thay Ưng Trình tạm sung Tá lý Bộ Công” .
                                                                                               3
             Năm 1923, ông tham gia sáng lập Bảo tàng Khải Định (nay đổi tên thành Bảo tàng Cổ
             vật Cung đình Huế) và được tín nhiệm cử vào Ban Tuyên truyền của Bảo tàng . Đến
                                                                                          4
             năm 1926, cụ Lê Văn Miến được triều đình thăng chức Tham tri, đồng thời tham gia
             Hội Như Tây du học. Lúc này, ông không chỉ được triều đình Nam triều trọng vọng,
             mà chính những người Pháp cũng phải luôn kính trọng. Bức hoành phi đề 3 đại tự “Thế
             gian sư” (Thầy của thiên hạ) do quan viên và học sinh Trường Quốc Tử Giám tặng thầy
             Lê Văn Miên vào năm Bính Dần (1926) niên hiệu Bảo Đại đã nói thay bao lời ca ngợi
             về tài năng và phẩm hạnh.
                Năm Bảo Đại thứ 4 [1929], cụ Lê Văn Miến phải xin nghỉ hưu sớm (khi mới 55 tuổi)
             do chứng bệnh mờ mắt. Sau đó, ông được triều đình vinh thăng chức Thượng thư Bộ
             Lễ trí sự, rồi thăng hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Cụ Lê Văn Miến qua đời vào ngày 4 tháng
             5 năm Quý Mùi (tức 6/6/1943), hưởng thọ 70 tuổi trong niềm tiếc thương vô hạn của
             mọi người.
                Với những đóng góp to lớn trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật, cụ
             Lê Văn Miến được chính quyền Nam triều, chính phủ Bảo hộ phong thưởng Tam hạng
             Kim khánh (1918), Hàn lâm bội tinh (1919), Cao Miên bội tinh (1924), Học chánh bội
             tinh, Liên hiệp bội tinh (1928), Bắc đẩu bội tinh (1929)…
                2. Những di sản về họa sĩ Lê Văn Miến ở Huế
                Họa sĩ Lê Văn Miến được an táng tại xứ Trường An, làng Phước Tích (nay thuộc thị
             xã Phong Điền). Lăng mộ cụ Lê Văn Miến quay mặt về hướng nam, có kiến trúc khá đơn
             giản, bao gồm trụ biểu, la thành, bình phong, hương án, mộ. Với những giá trị văn hóa
             - lịch sử, lăng mộ cụ Lê Văn Miến đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay


             3.  Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên - Đệ lục kỷ phụ biên, bản dịch
             Cao Tự Thanh, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 342.
             4.  P. Jabouille (2020). “Lịch sử của bảo tàng” in trong cuốn Bảo tàng Khải Định, Bảo Chân dịch,
             Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 68.


             100  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107