Page 97 - Văn hoá Huế
P. 97
Theo đó, sau ngày tập sự việc quan tại Hội An, Đặng Huy Trứ đã lãnh hội tư tưởng
xiển dương “thanh giáo” (Nho giáo) bằng ý niệm dựng xây đền thờ Văn Thánh. Cơ
duyên đó tiếp tục được ông hun đúc và thực hiện ở các địa phương khác trên bước quan
trường của mình, mà tiêu biểu là tại Hội An, Quảng Nam.
Tại Hội An, như là duyên lành hội tụ, Hoàng Trung Đặng Huy Trứ đã để lại một
số dấu ấn và trước tác quan trọng. Năm 1854, khi đương tập sự tại Quảng Nam,
Đặng Huy Trứ đã cưới người con gái họ Lương (người Minh Hương - Hội An) làm
vợ thứ tư, sinh ra người con thứ tám là Đặng Hữu Dục . Có lẽ vì thế nên di văn của
2
Đặng Huy Trứ tại Hội An đa phần gắn với các thiết chế văn hóa của người Minh
Hương (bên cạnh bức thư Đặng Huy Trứ gửi hòa thượng Toàn Nhâm Quán Thông
- chùa Phước Lâm) chăng!?.
Tôi - Võ Vinh Quang, từng sống và làm việc tại Hội An khoảng 5 năm (từ 2009-
2013), lại có dịp đi khảo sát tư liệu tại đây nhiều lần khác. Những thời gian đó, chúng
tôi đã tìm hiểu, sưu tầm và chụp ảnh các văn bia, biển gỗ, thu thập các tư liệu liên quan
đến Đặng Huy Trứ tại Hội An. Đó là bức hoành phi “Quan ư hải giả nan vi thủy” khắc
năm Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức (1868) và văn bia khánh thành Văn Thánh từ ( tức đền
Văn Thánh, hay còn gọi là Văn chỉ Minh Hương) làng Minh Hương lập năm Tự Đức
thứ 24 (1871). Hoành phi và văn bia ấy hiện được trân trọng lưu giữ tại đền thờ Văn
Thánh làng Minh Hương (tức Văn chỉ Minh Hương), địa chỉ số 20 đường Phan Châu
Trinh, Hội An.
Tiếp đó, Hoàng Trung Đặng Huy Trứ còn là người biên soạn bài văn bia miếu Quan
Thánh - chùa Ông (còn gọi là Trừng Hán cung) ở Hội An vào tháng trọng đông (tháng
11 âm lịch) năm Tự Đức thứ 17 (1864), lúc này ông đang giữ chức Quảng Nam đẳng
xứ địa phương Thừa - Tuyên Bố Chính sứ ty Bố Chính sứ.
Bên cạnh đó, Đặng Huy Trứ còn được biết đến là người am tường Phật giáo, thường
xuyên giao lưu, trao đổi với các vị thiền sư, tăng chúng về đạo lý Phật học. Tại Hội An,
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ, pháp danh Hải Đức có bài viết về thiền sư Toàn Nhâm
- Quán Thông (thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh). Bài viết và bản dịch toàn văn
từng được đại đức Thích Như Tịnh công bố (đại đức Thích Đồng Ngộ dịch) tại Đặc san
Suối Nguồn số 3-4, với tiêu đề “Thiền sư Quán Thông (1798-1883) là một trong những
vị cao tăng của Phật giáo Quảng Nam nửa cuối thế kỷ 19” năm 2012 ; Sau đó, tác giả
3
Phan Đăng tiếp tục có bài nghiên cứu và công bố toàn văn, với tiêu đề “Đạo tình giữa
Tĩnh Trai Đặng Huy Trứ và Hòa thượng Toàn Nhâm - Quán Thông”, đăng tải tại Tạp
chí Văn hóa Phật giáo . Có thể thấy, qua tư liệu này của Hoàng Trung Đặng Huy Trứ,
4
tiểu sử, sự nghiệp và đạo hạnh của hòa thượng Toàn Nhâm - Quán Thông, đời thứ 37
thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam) hiện hữu khá rõ ràng, đầy đủ.
Theo đó, tác giả cho biết:
Hòa thượng Quán Thông vốn người thôn Thanh Liêm, tổng An Nghĩa, huyện Tuy
Viễn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định, thuộc dòng Thiền Lâm Tế chánh tông. Ngài quy y
2. Theo thông tin từ bài viết “Nhà thờ Đặng Huy Trứ tại Hội An” của tác giả Trương Nguyên Ngã,,
báo Quảng Nam online, ngày 20-12-2020. Link online: https://baoquangnam.vn/nha-tho-dang-huy-
tru-tai-hoi-an-3072478.html (truy cập: 15 tháng 06 năm 2024).
3. Link truy cập online: https://phattu.vn/index.php?nv=news&op=Tim-hieu-Phat-giao/Su-lieu-
moi-ve-thien-su-Toan-Nham-Quan-Thong-2444
4. Link online: https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/19507
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 95