Page 101 - Văn hoá Huế
P. 101
Bức hoành phi đề 3 đại tự “Thế gian sư” (Thầy của thiên hạ)
triều gửi sang học tại Trường Bảo hộ (Thuộc địa) Paris (Pháp), nhằm đào tạo thành một
quan chức của bộ máy chính quyền thuộc địa. Gia đình quan Án sát Lê Huy Nghiêm
lúc đầu định chọn một trong hai người con trai lớn là Lê Huy Sáng hay Lê Huy Thản
nhưng hai người này không chấp thuận. Người con thứ ba là Lê Huy Miến ban đầu
cũng không chịu đi, gia đình phải khuyên giải, cuối cùng ông mới miễn cưỡng thuận
tình. Cùng đợt du học với ông lúc này còn có Hoàng Trọng Phu, con trai Tổng đốc
Hải Dương Hoàng Cao Khải, và Thân Trọng Huề, con trai Tổng đốc Bình-Phú Thân
Văn Nhiếp. Thời gian học ở Paris, Lê Văn Miến luôn được nhiều người kính nể, ngay
cả học sinh Pháp, vì ông thường đứng hạng nhất trong lớp. Trong khoảng thời gian từ
năm 1890 tới 1894, trong khi là học sinh Trường Thuộc địa, ông được nhận vào học vẽ
tại xưởng của danh họa Pháp Jean-Léon Gérôme - Giáo sư trường Mỹ thuật Paris. Từ
đây, ông đã làm quen với nghệ thuật vẽ sơn dầu và trở thành người đầu tiên vẽ tranh
sơn dầu của Việt Nam và Đông Dương. Sau đó, Lê Văn Miến được Giáo sư Jean-Léon
Gérôme và Trường Mỹ thuật Paris đề nghị Bộ Giáo dục công, Mỹ thuật và Tín ngưỡng
cho phép tham gia cuộc thi giành Giải thưởng La Mã, nhưng không được chấp thuận vì
ông không có quốc tịch Pháp.
Về nước năm 1895, Lê Văn Miến làm việc tại nhà in Schneider ở Hà Nội, sau đó
theo đuổi nghiệp dạy học tại Vinh. Đến năm 1907, Lê Văn Miến trở vào Huế nhậm
chức Giáo sư hội họa và Pháp văn tại Trường Quốc Học. Trong thời gian dạy học ông
đã truyền đạt nhiều kiến thức phương Tây và giáo dục lòng yêu nước cho rất nhiều học
trò, trong đó có Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Bởi vì, thầy Lê Văn Miến
thường kể cho các học sinh nghe nhiều chuyện về nước Pháp. Những chuyện thầy Miến
kể có ảnh hưởng rất lớn đến trò Nguyễn Tất Thành, nhiều người cùng học với Nguyễn
Tất Thành lúc còn niên thiếu đã nhận xét: “Việc dạy dỗ của thầy Miến là một yếu tố
quan trọng trong việc hình thành tư tưởng sang Tây chứ không sang Đông của Chủ
tịch Hồ Chí Minh” .
23
Năm 1913, thầy Lê Văn Miến được bổ nhiệm làm Trợ giáo tại Trường Hậu Bổ và
2. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (1990), Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch
3
Hồ Chí Minh, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 99