Page 95 - Văn hoá Huế
P. 95
DẤU ẤN HỘI AN TRONG TRƯỚC TÁC
CỦA HOÀNG TRUNG ĐẶNG HUY TRỨ
n Bài và ảnh: VÕ VINH QUANG
ặng Huy Trứ (1825-1874) tên tự Hoàng Trung, hiệu Tĩnh Trai, Vọng Tân, là
Đmột danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Họ Đặng quê gốc ở làng Hà Trung
(nay thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, thành phố Huế), sau dời lên Kinh thành, lại về
làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền, Huế), và cư ngụ đất Thanh Lương (thị xã Hương
Trà hiện nay), nhập tịch làng Bác Vọng (Quảng Phú, Quảng Điền, Huế). Hiện tại, nhà
thờ họ Đặng tọa lạc tại làng Thanh Lương.
Đặng Huy Trứ xuất thân từ một danh gia luôn nêu cao việc học hành và vun bồi
đức nghiệp. Ông nội Đặng Huy Trứ là Đặng Quang Tuấn (1752-1825) và cha là Đặng
Văn Trọng (1799-1849) làm nghề dạy học, bác ruột Đặng Văn Hòa (còn gọi Đặng Văn
Thiêm) là một vị quan cao cấp của triều Nguyễn sơ, trải đến chức Thượng thư các Bộ
(Hộ, Lễ, Binh, Công), hàm Thiếu Bảo. Bác thứ hai là Đặng Văn Chức (1795-1847) làm
Ngự y trong Thái Y viện triều Nguyễn.
Sinh ra và lớn lên trong gia tộc truyền thống học hành và đức độ, chăm lo vun bồi
hạnh nghiệp, gìn giữ và phát huy gia phong lễ giáo nên từ nhỏ Đặng Huy Trứ đã thấm
nhuần Luân - Thường đạo lý, nền tảng của đạo làm người. Con đường cử nghiệp của
ông không thuận lợi, dẫu tài năng xuất chúng đương thời.
Khoa thi 1847, do sơ suất phạm húy khi làm bài ở kỳ thi Đình, nên Đặng Huy Trứ
bị truất Tiến sĩ, quay về quê dạy học. Sau đó 8 năm, nhờ có tiếng tăm về học hạnh,
ông được triều đình bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Từ các năm 1856 đến 1864,
Đặng Huy Trứ trải qua các chức Thông phán ở ty Bố chính Thanh Hóa, Tri huyện
Quảng Xương (Thanh Hóa), Tri phủ Thiên Trường (Nam Định), Hàn Lâm viện Trước
tác và Ngự sử. Năm 1864, ông được bổ nhiệm chức Bố chính Quảng Nam. Năm
1865, Đặng Huy Trứ được cử đi Hương Cảng (Trung Quốc) và năm 1867 thì đi sứ
đến Thanh triều (Trung Quốc). Những năm từ 1868 cho đến 1874, ông đảm nhiệm
nhiều chức vụ ở các tỉnh phía Bắc như Biện lý bộ Hộ (1868), Bang biện quân vụ Lạng
- Bằng - Ninh - Thái (1871)...
Dấu ấn Hội An (Quảng Nam) trong trước tác của Đặng Huy Trứ
Đặng Huy Trứ là vị quan thanh liêm, giao thiệp rộng rãi với nhiều tầng lớp. Đương
thời, ông được xem là nhà tư tưởng lớn, có tư duy canh tân đất nước và là ông tổ của
nghề nhiếp ảnh Việt Nam. Trong cuộc đời hành nghiệp, Đặng Huy Trứ luôn hết mực
quan tâm đến mọi mặt đời sống của nhân dân, trong đó yếu tố không thể thiếu là truyền
thống văn hóa tinh thần của các địa phương, vùng đất. Đến Quảng Xương (Thanh Hóa)
năm 1858, ông cho dựng lập các nghĩa trang, dựng đàn cô hồn để chôn cất, cúng tế
những vong nhân đã khuất. Tại quê nhà (làng Bác Vọng và làng Thanh Lương), Đặng
Huy Trứ cũng phối kết hợp với các anh em con cháu trong tộc họ, cùng chức sắc hương
lão của làng để xây dựng, trùng tu lại những văn thánh, văn chỉ của làng, nhằm tôn vinh
truyền thống học hành cử nghiệp, lấy đó làm dấu ấn văn hóa quan trọng để thôi thúc
mọi người học tập, tích lũy kiến thức cho tương lai.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 93