Page 100 - Văn hoá Huế
P. 100
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
LIÊN QUAN ĐẾN HỌA SĨ LÊ VĂN MIẾN Ở HUẾ
n Bài và ảnh: TS. PHAN THANH HẢI
TS. TRẦN VĂN DŨNG
ọa sĩ Lê Văn Miến (1874-1943) là
Hmột trí thức yêu nước, một nhà giáo
dục lớn của đất nước và cũng là vị thầy giáo
kính mến của người thanh niên Nguyễn Tất
Thành ở Trường Quốc học Huế. Đồng thời,
ông còn được xem là người Việt Nam đầu
tiên học vẽ tranh sơn dầu. Giới nghiên cứu
hiện ghi nhận họa sĩ Lê Văn Miến có khoảng
10 tác phẩm nhưng đây đều là những tác
phẩm mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, ẩn sâu giá
trị nhân văn, tiêu biểu về trường phái mỹ
thuật châu Âu, được tiếp biến cho phù hợp
với văn hóa và thẩm mỹ Việt Nam thời kỳ
đầu thế kỷ XX. Nhân kỷ niệm 150 năm ngày
sinh của họa sĩ Lê Văn Miến (1874-2024),
bài viết này góp phần phác thảo về cuộc đời
và hành trạng của họa sĩ Lê Văn Miến; đồng
thời đề ra những giải pháp thiết thực để bảo Chân dung học sĩ Lê Văn Miến (1874-1943)
tồn và phát huy các giá trị di sản liên quan
đến họa sĩ Lê Văn Miến ở Huế trong bối cảnh đương đại.
1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp của họa sĩ Lê Văn Miến
Lê Văn Miến sinh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã
Nghi Long), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là con trai thứ ba của ông Lê Huy Nghiêm
và bà Hoàng Thị Chiêm. Xuất thân trong một gia đình, dòng họ khoa bảng, ở một vùng
đất “địa linh nhân kiệt” nên từ rất sớm Lê Văn Miến đã được tiếp xúc và làm quen với
học vấn và sách vở, cũng như thấm nhuần truyền thống bất khuất của quê hương. Thuở
nhỏ Lê Văn Miến đã nổi tiếng thông minh, học đâu nhớ đó. Năm 1880, khi mới 6 tuổi,
ông đã được học với người thầy và cũng là cha mình - Cử nhân Lê Huy Nghiêm. Cũng
trong năm đó, cụ Lê Huy Nghiêm được triều đình bổ làm quan Huấn đạo huyện Quảng
Điền, rồi Tri huyện Phú Lộc, Tri phủ Ứng Hòa (Hà Tây), Án sát tỉnh Hải Dương..., ông
đã đem theo người con trai Lê Văn Miến đi cùng. Đây là dịp để Lê Văn Miến được mở
rộng tầm mắt, được trải nghiệm và viếng thăm nhiều cảnh đẹp ở những vùng quê khác
nhau, sớm hiểu được sự an nguy của đất nước và những mối lo toan của những con
người có nghĩa khí vào thời triều Nguyễn đang trên đà suy vong .
1
Vào năm 1889, chính quyền thực dân Pháp chọn 3 người con của 3 quan chức Nam
1. Vũ Trường Giang (2001), “Lê Văn Miến (1874-1943): Họa sĩ - Nhà giáo lớn của hai thế kỷ”, in
trong cuốn Những người đi qua hai thế kỷ, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 258.
98 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ