Page 92 - Văn hoá Huế
P. 92

còn tương đối nguyên vẹn); đồ gốm
                                                              men Việt Nam (153 mảnh, niên đại
                                                              kéo dài từ thế kỷ XIV-XIX), đồ sứ
                                                              Trung  Quốc  (thế  kỷ  X-XIX)  cùng
                                                              nhiều vật liệu trang trí có giá trị.
                                                                 Di tích Cồn Tháp
                                                                 Dấu tích Cồn Tháp thuộc thôn Phú
                                                              Ốc (nay là Tổ dân phố 2), phường Tứ
                                                              Hạ thị xã Hương Trà. Tên gọi Cồn
                                                              Tháp cho chúng ta những thông tin
                                                              về một di tích tháp Champa đã từng
                                                              tồn tại. Cồn này đã bị phá hủy, hạ
                                                              thấp xuống so với mặt bằng ban đầu
                                                              50-100cm.  Theo  truyền  thuyết  của
                                                              nhân  dân  địa  phương,  trước  kia  ở
                                                              đỉnh đồi có dấu tích một ngôi tháp
                                                              Champa cổ, chính vì vậy ngọn đồi
                                                              mới  mang  tên  gọi  Cồn Tháp. Trên
                                                              đồi  hiện  nay  còn  vương  vãi  nhiều
                                                              gạch  Champa  vỡ  nát.  Ngoài  các
                                                              mảnh gạch Champa vỡ, tại đây cũng
                                                              tìm thấy 1 mảnh nêm kiến trúc dùng
                                                              trong xây tháp.
                Di tích Miếu Kỳ Thạch Phu nhân
                Miếu nằm bên cạnh Ngã ba Sình, trong có thờ bức phù điêu Ravana - Kailaisa, mà
             người dân ở đây gọi là Kỳ Thạch Phu nhân với kích thước: Cao: 95cm; dày: 25cm;
             rộng: 126cm. Miếu thuộc địa phận làng Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương
             Trà (nay là thành phố Huế).
                2. Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích khảo cổ ở Hương Trà
                Để bảo tồn và phát huy hiệu quả hệ thống di tích khảo cổ ở Hương Trà, cần nghiên
             cứu tính đặc trưng của mỗi di tích hay cụm di tích để có giải pháp hợp lý, trong đó, ưu
             tiên lựa chọn một số giải pháp sau:
                2.1. Bảo quản, trưng bày tại chỗ
                Trong số các di tích khảo cổ hiện hữu trên địa bàn thị xã Hương Trà, nhiều di tích
             thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh (Cồn Dài, Cồn Ràng, Cồn Thu Lu…) đã được khai quật
             khảo cổ  với nhiều nhóm hiện vật phong phú, trong đó nổi trội hơn cả là hệ thống hiện
             vật mộ chum và đồ tùy táng. Với diện tích khai quật 2.300 m  phát hiện 216 ngôi mộ
                                                                         2
             (trong đó có 210 mộ chum, 6 mộ đất) và nhiều di vật khác: 19 tiêu bản khuyên tai bằng
             đá (trong đó 12 tiêu bản hình tròn; 4 tiêu bản ba mấu; 2 tiêu bản hình bông hoa; 1 tiêu
             bản hình hai đầu thú); 211 hạt trang sức (trong đó 174 hạt bằng đá; 37 hạt bằng thủy
             tinh); 103 tiêu bản đục, giáo, liềm, dao... bằng sắt; trên 200 tiêu bản dọi xe chỉ, bình,
             nồi, niêu, đèn, bát... chất liệu gốm ...
                                              1


             1.  Viện Khảo Cổ (2002), Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học Cồn Ràng.

             90  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97