Page 78 - Văn hoá Huế
P. 78

PHÁT HUY HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH

                          TỪ VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


                                                                        n PHAN THANH HẢI        *


                     uế là  kinh đô  cuối cùng của Việt Nam dưới thời quân chủ,  được các  chúa
                HNguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, rồi kinh đô của vương triều Tây
             Sơn, kinh đô của vương triều Nguyễn, vùng đất này đã có quá trình hội tụ, bồi đắp
             và tỏa sáng các giá trị văn hóa đặc sắc khi đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn
             hóa của Việt Nam suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX. Di sản
             văn hóa phi vật thể là nguồn lực quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa
             vững chắc để xây dựng hệ giá trị văn hóa, gia đình Huế trong thời gian qua. Gia đình
             cũng chính là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa. Bởi vậy, bảo vệ và
             phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa
             ngày càng cao của nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Huế,
             gia đình Huế, con người Huế.
                1. Giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Huế
                Dưới  triều  Nguyễn,  Nhã  nhạc  đã  trở
             thành  một  phần  thiết  yếu  của  quá  trình
             tiến  hành  nghi  lễ  bao  gồm  cả  triều  hội
             và tế tự, loại hình nghệ thuật này được
             trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần
             100  buổi  lễ  khác  nhau  mỗi  năm.  Ngày
             7/11/2003,  Nhã  nhạc  -  Nhạc  cung  đình
             Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào
             Danh mục “Kiệt tác di sản Phi vật thể và
             Truyền khẩu của nhân loại (từ năm 2008
             đổi tên gọi là Di sản văn hóa phi vật thể
             đại diện của nhân loại). Đây cũng là di
             sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt
             Nam được ghi danh là Di sản Thế giới.
             Múa cung đình Huế bắt nguồn từ các điệu
             múa  dân  gian  truyền  thống,  được  chọn
             lọc  và  nâng  cao  theo  những  quy  phạm
             nghệ thuật có tính điển lệ.
                Dàn nhạc dùng để tấu cho múa được
             biết là ban nhạc Thiều. Có thể kể tên một
             số điệu múa tiêu biểu như: Bát dật, Lục
             cúng hoa đăng, Tam Tinh chúc thọ, Bát tiên hiến thọ, Trình tường tập khánh, Tứ Linh,
             Nữ tướng xuất quân, Vũ phiến… Các điệu múa này thường được dùng để biểu diễn
             trong các ngày lễ Thánh thọ, Tiên thọ, Vạn thọ, Thiên xuân, Thiên thu... Ngoài các

             ---------------------------------------------
              * TS. Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế.


             76  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83