Page 38 - Văn hoá Huế
P. 38

Do đảm đương công tác bí mật, nên công lao và sự hy sinh của cô Lê Thị Đàn lúc
             bấy giờ ít được biết đến. Sau này, cái chết lẫm liệt ấy lần đầu tiên được cụ Phan Bội
             Châu kể lại trong cuốn “Việt Nam nghĩa liệt sĩ” xuất bản ở Thượng Hải (Trung Quốc)
             năm 1918, nên từ đó tên tuổi của cô mới được lưu truyền. Mãi gần 20 năm sau, cụ Phan
             Bội Châu khi cụ mua mảnh đất ở dốc Bến Ngự, cụ đã không quên người nữ anh hùng
             Lê Thị Đàn. Cụ đặt tên cho cô là Ấu Triệu (bà Triệu nhỏ) và dựng một Bi Đình trên
             mảnh đất mà cụ sinh sống. Trên bia khắc 4 chữ “Ấu Triệu Bi Đình”. Hiện nay tấm bia
             nằm trong khuôn viên di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu, tại 119 đường Phan
             Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế.
                * Trần Thị Thiển (1878-1976)
                Mệ  Trần  Thị  Thiển  sinh  ra  tại  xã
             Quảng  Thọ,  huyện  Quảng  Điền,  tỉnh
             Thừa  Thiên  Huế.  Mệ  kết  hôn  với  cụ
             ông Nguyễn Hán nên người dân ở đây
             thường gọi là mụ Bộ Hán. Cụ Nguyễn
             Hán  tên  thật  là  Nguyễn  Khánh  thuộc
             dòng  họ  Nguyễn  Công  ở  làng  Niêm
             Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Điền. Cụ là
             người hiền lành, mẫu mực, giữ nghĩa tín
             với bà con, coi trọng việc học hành, hiểu
             phong tục lễ nghi, biết chữ Nho, mê thi
             phú, có chân trong hội Tư văn. Nhiều
             năm làm Hương bộ trông coi sổ sách,
             việc  chung  của  Làng  nên  người  dân
             nơi đây thường gọi là ông Bộ Hán. Mệ
             Thiển là một người phụ nữ đảm đang,
             nề nếp, mẫu mực, cần cù lao động, yêu
             chồng  thương  con,  chu  toàn  mọi  việc
             nhưng tính tình không kém phần ngay
             thẳng. Ngay từ nhỏ Nguyễn Vịnh (Đại
             tướng Nguyễn Chí Thanh) đã chịu ảnh
             hưởng rất lớn bởi sự gan góc và kiên               Bà Trần Thị Thiển cùng con cháu
             cường, dũng cảm của mệ.
                Năm 1927 cụ Bộ Hán qua đời, mệ Thiển ở vậy nuôi nấng đàn con nên người. Các
             con Nguyễn Hào, Nguyễn Du, Nguyễn Vịnh, Nguyễn Dĩnh lần lượt tham gia cách
             mạng mệ không những nuôi nấng, ủng hộ các con làm cách mạng mà bản thân mệ cũng
             rất hăng hái tham gia đấu tranh, tham gia các cuộc biểu tình.
                Có một câu chuyện kể rằng: Trong một lần mệ bị bắt và đánh đập tra khảo để khai
             thác thông tin về bốn người con tham gia cách mạng. Mệ cứ lý sự theo kiểu người già,
             theo kiểu mệ Thiển: “chúng nó sống cả trên núi, lên đó mà bắt”, hay “chúng bây hỏi
             vì sao dội bom mãi mà không chết thì đi mà hỏi bom răng lại hỏi tui”, trước những câu
             trả lời thách thức như vậy, thằng đồn trưởng người Pháp liền hét lên:“Bà đẻ ra một bầy
             Việt Minh đầu sỏ, tội bà là tội chết”, nói xong nó liền rút súng huơ trước mặt mệ. Mệ
             hiên ngang ngẩng đầu nói: “Mi cứ bắn tao đi, bắn đi”. Thằng tây tức điên gí súng vào
             đầu, mệ liền đưa tay chụp nòng súng của hắn gạt đi, hắn liền nổ súng, một ngón tay của


             36  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43