Page 37 - Văn hoá Huế
P. 37
NHỮNG BÔNG HỒNG
trong thời chiến
n Bài và ảnh: NGUYỄN ĐỨC LỘC*
ói về vai trò của chị em phụ nữ trong thời chiến, Lênin cho rằng:“Đảng cách
Nmệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn, cũng biết làm việc nước như thế
cách mệnh mới gọi là thành công”. Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” viết năm
1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa
sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” từ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận định: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn
bà con gái tham gia”.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân
Thừa Thiên Huế, phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Cùng
chia lửa với tiền tuyến, phụ nữ ở hậu phương tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều
lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến, thi đua “giết giặc lập công”, tham gia dân quân du kích,
tham gia liên lạc thư từ, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị, tuyên truyền vạch trần
mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch, đấu tranh trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn
hóa… gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.
Dưới đây là câu chuyện về những bông hồng trong thời chiến ở chiến trường Thừa
Thiên Huế, những chứng nhân lịch sử đã từng tham gia dưới nhiều hình thức, nhiều
mặt trận, nhiều lĩnh vực. Dù là ở hậu phương hay ra chiến trường tinh thần yêu nước,
tinh thần cách mạng của họ cũng kiên trinh bất khuất không kém gì các đấng mày râu.
* Lê Thị Đàn (?-1910)
Cô là người làng Thế Lại Thượng nay thuộc phường Hương Vinh, quận Phú Xuân,
Thành phố Huế. Cô sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo, dù là con gái nhưng cô
vẫn được đi học, là người có tiếng nết na, tài hoa, đức hạnh đặc biệt cô có biệt tài văn
thơ. Cô được Cụ Phan Bội Châu kết nạp vào Hội Duy Tân và được phân công làm
công tác chấp nối liên lạc. Trong quá trình hoạt động, trải qua biết bao hiểm nguy,
gian khổ trên tuyến đường miền Trung và miền Bắc, mọi việc của Hội như chuyển tài
liệu, tiền bạc, chỉ đường, bắt nối liên lạc đều do cô đảm nhận. Vào năm 1908, cô bị bắt
trên đường đi liên lạc, chúng đã tra khảo cô rất dã man nhưng cô vẫn một lòng son sắt,
không tiết lộ một bí mật nào của tổ chức. Một hôm, cô đánh lừa bọn cai ngục để thừa
dịp ở một mình, cô đã làm bài thơ để lại trên tường và dùng dây lưng tuẩn tiết tại nhà
lao Quảng Trị (vào ngày 16/3 âm lịch năm Canh Tuất, tức ngày 25/4/1910).
Trong bài thơ tuyệt mệnh có câu:
“Tới khi quét xong quân nghịch lỗ
Trước mộ xin nhớ báo tin vui”
----------------------------------------------
* ThS. Giám đốc Bảo tàng Lịch sử.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 35