Page 237 - Văn hoá Huế
P. 237
truyền thống Cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo trong không khí nghiêm trang, kính
cẩn như một lời báo cáo với bề trên về việc xin phép tổ chức lễ hội. Sau đó là các hoạt động:
Lễ Khai mạc; Chương trình “Trình diễn áo dài”; Giao lưu, trình diễn hò Bài chòi; Triển lãm
ảnh: “Nét đẹp chợ quê”, “Cầu ngói Thanh Toàn”; Hội chợ thương mại, triển lãm sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản, làng nghề và sản phẩm OCOP; Các hoạt động:
trình diễn, trải nghiệm các trò chơi dân gian, ẩm thực chợ quê, Bài Chòi, ca Huế, check-in,
chèo thuyền... [Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy, 2024].
Nối tiếp những ngày diễn ra các hoạt động chính thức, toàn bộ không gian du lịch
Cầu ngói Thanh Toàn: chợ đêm, nhà trưng bày nông cụ, không gian Bài Chòi, không
gian trưng bày các sản phẩm của địa phương… vẫn tiếp tục mở cửa phục vụ người dân
và du khách.
1. Một số biểu đạt di sản văn hóa trong “chợ quê ngày hội”
“Chợ quê ngày hội” được xem là loại hình lễ hội có sự pha trộn giữa lễ hội truyền
thống và lễ hội văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức, các
nhà quản lý, tổ chức đã chú ý nhấn mạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc của địa phương. Đặc biệt là nghi Lễ Cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo,
di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Cầu ngói Thanh Toàn, di sản văn hóa phi thật
thể đã được UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi.
1
Nghi lễ truyền thống Cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo
Lễ Cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo được tổ vào trước ngày hội chính
2
như là một nghi lễ tín ngưỡng, báo cáo với bề trên về việc tổ chức lễ hội. Năm 2024,
Lễ Cung nghinh được tổ chức vào chiều tối ngày 27 tháng 6, được cơ cấu thành 18
lớp cùng nhiều lễ vật, cổ nhạc truyền thống với sự tham gia tổ chức trực tiếp của gần
200 người.
Để thực hiện nghi lễ, bà con đã cùng nhau tập trung bàn bạc, lau dọn án thờ, không
gian nơi tổ chức lễ tế, mua sắm, bày biện lễ vật dâng cúng đầy đủ, đẹp mắt trên án
thờ chính. Các lễ được tổ chức trong thời gian ngắn nhưng trang nghiêm và thể hiện
sự thành kính, chu đáo của người Huế, gồm: lễ Túc yết, lễ Chánh tế, lễ Bái. Khi mọi
thứ sẵn sàng, người xướng lễ bắt đầu xướng các nghi thức và các hương chức được
phân công tuần tự thực hiện những nghi thức truyền thống. Các thành viên Ban Lễ
tế - thường là các trưởng họ, bô lão trong làng - nghiêm chỉnh trong trang phục áo dài
truyền thống, khăn đóng, mang giày nghiêm trang trong suốt thời gian diễn ra lễ tế.
Sau lễ cúng, cáo tại nhà thờ họ Trần và am thờ bà Trần Thị Đạo, buổi lễ tiếp tục
bằng nghi thức cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo từ nhà thờ họ Trần đến đình
làng Thanh Thủy Chánh. Tiếp đó là nghi thức cung nghinh hương linh người có công
xây dựng cầu ngói Thanh Toàn từ đình làng Thanh Thủy Chánh đến Án thờ chính tại
cầu ngói Thanh Toàn. Đây là nghi lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân
Thanh Thủy Chánh để ghi nhớ công ơn của tiền nhân, mang đậm màu sắc tín ngưỡng
và lòng biết ơn của người dân địa phương đối với Bà.
Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1990. Công trình
này gắn với không gian tổng thể làng Thanh Thủy Chánh (Thị xã Hương Thủy) - nơi
1. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc.
2. Là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông, người có công xây dựng cầu ngói Thanh
Toàn (xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy).
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 235