Page 234 - Văn hoá Huế
P. 234

Như vậy, với lệ định của làng Lại Ân, hiện chúng ta mới hiểu toàn diện hơn về
             làng Sình, một làng nghề làm tranh dân gian vào thế kỷ XIX.
                5. Các bản Hương ước cải lương
                Khoảng cuối đời vua Khải Định, vào năm 1925, tại Thừa Thiên Huế đã có một số
             bản Hương ước theo tinh thần cải lương (sửa đổi cho tốt) ra đời, như Điều lệ làng
             Thủ Lễ năm 1925, Hương ước làng Lễ Khê năm 1925, Hương ước làng Bàn Môn
             năm 1926. Riêng làng Thế Lại Thượng thì Hương ước này thuận định năm 1929.
                Năm 1942 đời vua Bảo Đại lại có các bản Hương ước của làng Thanh Thủy
             Chánh gồm 22 điều và Hương ước làng Dã Lê Chánh chỉ có 12 điều.
                Có thể nói tinh thần đổi mới thể hiện rõ trong các bản Hương ước soạn thảo
             cuối đời vua Khải Định, đầu đời vua Bảo Đại, tiêu biểu là Hương ước làng Thế Lại
             Thượng, với tinh thần giảm về việc cúng tế, hương ẩm, tang ma, cưới gả. Hương
             ước làng Lễ Khê cũng trong tinh thần đó, và tiếp cận góc độ vệ sinh môi trường và
             cấm thuốc phiện, đề cao chăm học, giữ gìn nghề nông và chấn chỉnh công thương.
             Có thể nói là cách thức tiếp cận cuộc sống hiện đại hơn.
                Ngoài văn bản, Hương ước này có lời trình bẩm xin huyện đường duyệt y.
                (Đã được phê: chiếu).
                Sau đó là phần trích yếu nội dung, gồm 3 điều 25 khoản. Kèm theo sơ đồ thu tiền
             phạt theo 3 hạng, người giàu - quan viên, hương hào - lý dịch, dân thường.
                Mở đầu Hương ước ghi: “Toàn thể nhân dân làng Lễ Khê thuận định về việc cải
             lương như sau: kính chiếu các lễ cưới, tang, tế, mừng cùng các việc lợi ích chung
             về phong hóa trong làng, vâng lời dạy bảo của Nhà nước, ai nấy phải sống chân
             thật. Vả chăng làng ta, đất đai thoáng đãng, phong hóa rõ ràng, gần đây cũng đã
             dần dần đổi mới, không làm điều gì xấu. Nhưng đang buổi văn minh này, nên cần
             chỉnh đốn mười phần. Vì vậy, hội đồng tuân theo lệ nước, sửa sang phong tục làng
             ta để tiện xin quan công nhận, mãi mãi tuân hành, còn như ngày sau có khoản nào
             nên thêm, khoản nào nên bớt thì bẩm riêng mà làm. Các điều khoản đính kèm sau
             đây. Nay tờ thuận định”.
                Nhìn chung, Hương ước mà dạng ban đầu là các bản thuận định riêng lẻ từng
             vấn đề của các làng ở Thừa Thiên Huế đã ra đời tương đối sớm, khoảng giữa thế kỷ
             XVIII, thời Lê - Trịnh, tiếp đến thời Tây Sơn.
                Từ đời vua Gia Long, việc quy định điều lệ hương đảng đã cung cấp một khuôn
             mẫu để các làng soạn thảo Hương ước. Nhưng thực tế công việc ở làng lại làm cho
             các quan viên chức sắc của làng phải quan tâm đến những mảng cụ thể như:
                1.  Bảo vệ đê đập, đồng ruộng, thủy lợi, hoa màu;
                2.  Bảo vệ trị an, chống hoả hoạn, chống trộm cướp;
                3.  Cổ vũ thuần phong mỹ tục: tổ chức cưới gả, tang ma, tế lễ nghiêm cẩn mà
             thực chất tránh lãng phí;
                4.  Khuyến khích tiết hạnh, học tập, trọng thực nghiệp;
                5.  Đề cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ kẻ nghèo, neo đơn;
                6.  Xây dựng kho làng (xã thương), vốn làng để trợ cấp khi ngặt nghèo, để duy
             tu, bảo dưỡng đình miếu.


             232  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239