Page 232 - Văn hoá Huế
P. 232
rãi, đó là nguyên tắc
TPO, cũng được gọi là
“nguyên tắc ma thuật”.
Nguyên tắc TPO
yêu cầu trang phục
phải cân nhắc ba yếu
tố: thời gian (Time),
địa điểm (Place) và
hoàn cảnh (Occasion),
đồng thời thay đổi theo
những yếu tố này để
đảm bảo hình ảnh cá
Các nguyên thủ quốc gia dự Hội nghị APEC năm 2006 tại Việt Nam nhân hài hòa với môi
chụp ảnh (Nguồn: Reuters) trường và không khí
xung quanh, đạt được
sự đẹp mắt và đồng điệu tổng thể.
Từ những điều trên, có thể thấy nguyên tắc TPO có thể tạo ra sự “kỳ diệu” trong
cách ăn mặc. Tuy nhiên, đây vẫn chưa bao quát hết những khía cạnh cần chú ý. Chẳng
hạn, trang phục cần phù hợp với độ tuổi, vóc dáng, khí chất, nghề nghiệp, và thân phận
của mỗi người, điều này là hiển nhiên. Chính sự kết hợp các yếu tố này mở ra không
gian sáng tạo rộng lớn cho mỗi người, đồng thời tạo nên bức tranh đa sắc màu của xã
hội. Mọi người có thể tận dụng trí tuệ và tài năng để phát huy tối đa phong cách của
mình. Những gợi ý trên đây có thể là nguồn tham khảo hữu ích.
4. Phát huy giá trị văn hóa của trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống vốn mang giá trị biểu trưng về văn hóa. Do đó, trong các hoạt
động ngoại giao hay lễ nghi quan trọng, cần khai thác yếu tố biểu trưng truyền thông, giới
thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia.
Cần thiết phải có những quy định chung về trang phục truyền thống trong các dịp lễ nghi
quan trọng hay các hoạt động đối ngoại, để mọi người có cơ sở thực hiện, đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ.
Trong thực tế, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn quốc phục như Pháp, Ấn Độ,
Indonesia, các nước trong khối Ả Rập... Bên cạnh đó, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Triều Tiên... xưa nay vẫn phải bảo lưu trang phục cổ truyền và sử dụng vào các ngày
lễ hội truyền thống. Vì thế mà du khách gần xa trên thế giới, chỉ cần nhìn vào trang phục
biết đó là công dân của quốc gia nào.
Việt Nam từ lâu đã có chủ trương lựa chọn quốc phục. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xác
định được quốc phục để dùng chung cho mọi người trong các dịp lễ trọng.
Ngày nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, và càng hội nhập sâu rộng chúng
ta càng thấy giá trị và cần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. Việc xây dựng và khẳng định
các biểu tượng quốc gia về văn hóa, trong đó có Quốc phục, Quốc hoa là điều vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Xây dựng quốc phục dựa trên trang phục truyền thống dân tộc là một cách để bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa của một dân tộc, một quốc gia. Và câu chuyện quốc phục có lẽ
không nên chần chừ mà phải có những chỉ đạo quyết liệt từ các cấp có thẩm quyền và sự
triển khai tích cực của cơ quan chuyên môn n
230 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ