Page 231 - Văn hoá Huế
P. 231
đường nét mềm mại, tinh tế nhưng không cầu kỳ.
Cách ăn mặc phối đồ toàn diện từ đầu đến chân: Phụ nữ thường chú ý đến sự đồng bộ
giữa trang phục và phụ kiện như mũ, khăn choàng, túi xách, giày dép, tất chân... để tạo nên
vẻ đẹp tổng thể hài hòa.
Trang phục trong các sự kiện xã giao: Trong các dịp xã giao thông thường, phụ nữ
thường mặc váy liền thân với nhiều kiểu dáng và họa tiết đa dạng, bên trong mặc kèm váy
lót. Ở các sự kiện xã giao, váy thường phải dài qua gối; quần dài thường không phù hợp
vì bị coi là quá thoải mái. Phụ nữ thường đội mũ trong các dịp trang trọng, đặc biệt ở các
nước như Anh. Mũ không chỉ là một yêu cầu về lễ nghi mà còn là biểu tượng của địa vị và
gu thời trang.
Phụ kiện: Túi xách: Trong các bữa tiệc tối, nên sử dụng túi nhỏ gọn. Giày và tất: Tất dài
hoặc quần tất phù hợp là bắt buộc trong các dịp chính thức. Ban ngày có thể chọn màu da
hoặc màu nhạt; buổi tối có thể chọn màu đậm hơn. Không nên mặc tất ngắn, giày cần đồng
bộ về màu sắc và kiểu dáng với trang phục.
Giao thoa văn hóa trong trang phục
Cùng với sự tiến bộ của thời đại, trang phục của các quốc gia trên thế giới đang giao
thoa, ảnh hưởng lẫn nhau, học hỏi và phát triển không ngừng. Các kiểu dáng liên tục được
đổi mới, màu sắc trở nên rực rỡ và phong phú hơn. Phụ nữ luôn cố gắng tránh mặc giống
người khác. Trong các dịp xã giao, nếu có hai người phụ nữ trở lên mặc trang phục giống
nhau, họ thường cảm thấy không vui.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ngày càng ưu tiên sự thoải mái và tự do trong
trang phục. Khác với các dịp xã giao trang trọng, ngày thường, nhiều người chọn mặc áo
khoác nhẹ hoặc trang phục thường ngày, quần áo bò và đồ dệt kim ngày càng phổ biến.
Trong thời gian nghỉ ngơi, nhiều người thích mặc áo quần thể thao. Khi đi du lịch, có thể
phối trang phục có màu sắc khác nhau giữa phần trên và phần dưới, cùng với giày thể thao.
Trang phục trong các hoạt động chính trị
Trang phục là một phần quan trọng trong đời sống con người, đồng thời liên quan đến
lễ nghi và ngoại hình. Trong một số dịp đặc biệt quan trọng, trang phục còn mang ý nghĩa
chính trị.
Theo truyền thống của các kỳ Hội nghị cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo thường cùng
nhau chụp một bức ảnh “gia đình”. Tại cuộc họp cấp lãnh đạo đầu tiên vào năm 1993, Tổng
thống Bill Clinton, người chủ trì ở Seattle, đã trao những chiếc áo khoác bomber bằng da
tương tự như áo khoác của các phi công chiến đấu Mỹ.
Kể từ đó, các nhà lãnh đạo APEC đã cùng nhau chụp ảnh chung trong các trang phục
truyền thống như áo sơ mi hoa mang phong cách truyền thống Indonesia (Indonesia, 1994),
áo sơ mi batik (Malaysia, 1998), trường bào Trung Quốc (Thượng Hải, 2001), áo ponchos
(Chile, 2004), áo dài truyền thống (Việt Nam, 2006), áo truyền thống Tagalog barong của
Philippines đã được giới thiệu trong hội nghị thượng đỉnh năm 1996 và một lần nữa vào
năm 2015.
Năm 2011, Mỹ đăng cai tổ chức hội nghị là ở Hawaii, Tổng thống Barack Obama khi
đó đã bác bỏ ý tưởng này.
Đến năm 2027 tới, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị APEC. Hy vọng trang phục truyền
thống sẽ được khôi phục trở lại.
Nguyên tắc trang phục quốc tế
Về trang phục trong các dịp xã giao, quốc tế có một nguyên tắc được công nhận rộng
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 229