Page 192 - Văn hoá Huế
P. 192
với các hạng mục,
như: tu bổ, tôn
tạo, phục dựng
lại toàn bộ di tích
gốc bao gồm nhà
chính, nhà phụ,
bình phong; cải
tạo, chỉnh trang
sân vườn mặt
trước và khu
vực xung quanh
khuôn viên; xây
dựng hệ thống
cấp thoát nước;
lắp đặt hệ thống
Toàn cảnh Châu Hương Viên
điện chiếu sáng,
phòng cháy chữa cháy, chống sét, nhà vệ sinh… đến ngày 6/6/2024 sau hơn một năm
thi công, công trình di tích Châu Hương Viên đã khánh thành đưa vào sử dụng và phát
huy.Với việc trùng tu, phục hồi di tích Châu Hương Viên đây sẽ là một dấu ấn quan
trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật
thể gắn liền với danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và là địa chỉ sinh hoạt, giao lưu của
các câu lạc bộ thơ văn, Ca Huế.
Ưng Bình Thúc Giạ Thị với sự nghiệp văn chương đồ sộ, nhất là công lao trong
việc hình thành bộ môn nghệ thuật Ca Huế thính phòng, quả thực đã đi vào trái tim của
nhiều thế hệ từ buổi giao thời tân cựu cho đến ngày nay. Chính sức sống và sự phát
triển của Ca Huế từ đó đến nay, Ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công
nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, tại Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL
ngày 08/6/2015. Ngoài ra, nghệ thuật Ca Huế đã được các cơ quan chức năng quan tâm
bảo tồn và phát huy giá trị với Hội thảo khoa học do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thừa Thiên Huế (nay là Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế) tổ chức tháng 9/2015;
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức ngày
7/10/2011 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh và 50 năm ngày mất của danh
nhân văn hóa Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
Để ghi nhận những đóng góp của Cụ Ưng Bình đối với văn hóa Huế nói chung, đặc
biệt là Ca Huế nói riêng, trong dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Ưng Bình (1877-
1997), chính quyền thành phố Huế đã đề xuất lấy tên Cụ đặt tên đường phố. Ngày
03/8/2001 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 1849/2001/QĐ-UB về việc
đặt tên đường ở thành phố Huế, theo đó con đường nối từ điểm đầu đường Nguyễn Sinh
Cung đến điểm cuối gặp bờ sông Hương (băng qua Cồn Hến) có chiều dài 450m rộng
7m với tên gọi là Ưng Bình.
Châu Hương Viên vốn là tư thất của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, người được xem là
“ông tổ” của nghệ thuật Ca Huế. Chính nơi đây, mỗi dịp đến ngày giỗ của cụ Ưng Bình,
nhiều nghệ sĩ Ca Huế “gạo cội” lại đến dâng hương tri ân và biểu diễn những bài hát do
chính cụ Ưng Bình đã sáng tác. Nhân kỷ niệm 58 năm ngày mất của nhà thơ Ưng Bình
Thúc Giạ Thị, tháng 3/2019 các văn nghệ sĩ của Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng đã tổ
190 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ