Page 191 - Văn hoá Huế
P. 191
đẹp, bên trên đắp nổi ba chữ Hán: “Châu Hương Viên”. Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương
(con gái cụ Ưng Bình) cho biết: “Nguyên cái cổng xây bằng vôi, trên 30 năm. Chính
quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ cho mở đường Huế - Thuận An, nên cái cổng xưa với
đôi câu đối phải phá đi. Thầy tôi phải trồng hai bên hai bụi tre vàng để thay cửa ngõ” .
4
Có thể thấy, Châu Hương Viên không mỹ lệ cũng không phải là phủ đệ nguy nga,
nhưng là nơi được đón tiếp rất nhiều thi nhân mặt khách, nghệ sĩ lừng danh một thời,
nơi quy tụ các văn nhân tên tuổi, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đất thần kinh thời đó đến giao
lưu, biểu diễn nghệ thuật, thụ giáo những kiến thức về Ca Huế từ Ưng Bình. Đồng thời,
với những sáng tác của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những “Thi đàn, Thi xã” do Cụ lập
ra tại Châu Hương Viên, từ đó đã hình thành nên các Câu lạc bộ về Ca Huế. Nơi đây các
thi hữu đã hòa đồng cảm xúc, nhịp sống với các bạn đồng thanh đồng điệu.Thế là ngôi
nhà cổ kính, lẫn bóng giữa một khu vườn xanh mát bóng cây ở thôn Vỹ, lúc nào cũng
nghe tiếng cung đàn điệu hát, hoặc giọng ngâm thơ lẫn với tiếng hò... Nhà văn Phù
Giang Phan Thế Roanh nhận xét rằng “Tiên sinh tình người vui vẻ, cử chỉ tự nhiên,
đức độ khác thường, lại thêm hiếu khách, cho nên tiên sinh đã được bạn tác nể vì,
nhân dân mến phục. Đối với một người giàu tình cảm, sẵn hoa cốt, lại sành âm nhạc
nhất là các điệu tuồng cổ, hò mái nhì, ca Huế”.
Có thể nói, Ưng Bình là cánh chim đầu đàn, là người hồi sinh cho Ca Huế được
sống và phát triển cho đến nay.Từ những tổ chức, những Câu lạc bộ về Ca Huế do
Ưng Bình khởi xướng tại Châu Hương Viên, đến nay ở thành phố Huế hệ thống các
Câu lạc bộ về Ca Huế hoạt động rất sôi nổi, với hơn 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn
viên, nhạc công thường xuyên tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật hằng
đêm trên sông Hương, trong các nhà hàng ẩm thực truyền thống và Ca Huế thính
phòng ở Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế, với các nghệ nhân
tham gia, như: (Cố) Nghệ nhân nhân dân (NNND): Minh Mẫn, Thanh Hương; NNƯT
Thanh Tâm, NSƯT Khánh Vân, NSƯT Thu Hằng, NNƯT Kim Vàng, Kim Kiều, Kim
Liên, Xuân Thu, Hồng Thanh, Thu Hiền, Kim Hồng, Mai Sao; nhạc công: NSƯT Thái
Hùng, Hương Hoa, NNƯT Trần Thảo, Trần Huế, Đỗ Trung Hùng, Lệ Hoa, Ngọc Hùng,
NNƯT Nguyễn Đình Vân cùng các ca sỹ, nhạc công trẻ tiếp nối truyền thống Ca Huế...
góp phần đưa nghệ thuật Ca Huế ngày một vang xa .
5
4. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Châu Hương Viên hướng tới phát
huy ca Huế thính phòng trong giai đoạn hiện nay
Châu Hương Viên tọa lạc ở thôn Vĩ Dạ, nơi Ưng Bình Thúc Giạ Thị sống trọn cuộc
đời với thi ca. Được đánh giá là công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa, ngày
26/12/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 3331/QĐ-UBND xếp
hạng di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên là di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân) cấp
Tỉnh. Năm 2021, di tích được giao cho Bảo tàng Lịch sử trực tiếp quản lý.
Trải qua thời gian dài, công trình Châu Hương Viên đã xuống cấp nặng nề bởi sự
tác động của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, cùng với sự hoang phế do thiếu người chăm
sóc, quản lý. Trước thực trạng đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án bảo tồn, tu
bổ di tích Châu Hương Viên. Đầu năm 2023, công trình di tích được triển khai trùng tu
Quán, tr. 13.
4. Tôn Nữ Hỷ Khương (1996), Hồi ức về cha tôi Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Nxb. Văn nghệ TP. HCM, tr. 21.
5. Trần Tuấn Anh, “Ca Huế trong đời sống văn hóa nghệ thuật của người dân Bình Trị Thiên”, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học. Ca Huế giá trị, định hướng bảo tồn và phát huy, tháng 9/2015.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 189