Page 190 - Văn hoá Huế
P. 190

Phong Nha, Lũng Thầy, sông Gianh, sông Nhật Lệ, núi Đầu Mâu ở Quảng Bình, Đèo
             Ngang, ranh giới của Hà Tĩnh và Quảng Bình; văn miếu ở Hà Nội… Thơ ca Ưng Bình
             mang nổi niềm sâu lắng, giàu cảm xúc, đi đến đâu Cụ cũng hòa mình vào cảm xúc
             với thiên nhiên, từ những cái bình dị nhất để cho ra đời những án ca hay, đi vào lòng
             người. Không những vậy, thơ của Ưng Bình có sức sống mãnh liệt, bền bỉ và được phổ
             cập đến nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhu cầu
             thưởng ngoạn thi ca đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống
             văn hóa Huế.
                Ngày nay, là người dân xứ Huế ai ai cũng biết đến bài thơ nổi tiếng và quen thuộc
             của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, nay đã thành câu ca dao truyền miệng:
                                        “Chiều chiều trước bến Văn Lâu
                                         Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
                                        Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
                                        T huyền ai thấp thoáng trên sông
                                   Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...” .
                                                                            2
                                      “… Rượu có mùi hương nên uống mãi,
                                         Thi là thuốc bổ cứ ngâm chơi...”
                Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn được biết đến là nhà soạn tuồng tài ba. Tác phẩm được
             nhắc đến nhiều nhất của Cụ là vở tuồng “Lộ Địch”, được sáng tác dựa trên vở “Le Cid”
             của nhà văn Pháp P. Corneille. Nội dung của vở tuồng nói về kết cục ngang trái giữa hai
             người yêu nhau bị chia cách bởi hận thù giữa hai gia đình, khi cha của cô gái chết dưới
             lưỡi gươm của chàng trai nhưng với cách chọn kết cục khác hoàn toàn với nguyên tác,
             phù hợp với tư tưởng Á Đông. Vở “Lộ Địch” được coi là mẫu mực của việc chuyển
             biên một tác phẩm sân khấu Châu Âu sang sân khấu truyền thống Việt Nam. Tuồng “Lộ
             Địch” được trình diễn lần đầu tiên tại rạp Xuân Kinh Đài (Huế) năm 1928, đến nay đã
             qua hàng nghìn lần trình diễn. Năm 2002, vở tuồng được công diễn ở nước ngoài và
             được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
                Không chỉ là nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng, Ưng Bình còn là người có công lao
             to lớn trong việc hình thành và phát triển Ca Huế thính phòng. Nhờ những sáng tác,
             những làn điệu Ca Huế của Cụ mà sinh hoạt Ca Huế của người dân xứ Huế trở nên đặc
             sắc, được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
                3. Châu Hương Viên - nơi cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sống trọn với thi ca
                Đầu năm 1933, sau khi rời chốn quan trường, cụ Ưng Bình mua một khu vườn rộng
             lớn, tĩnh mặc bên bờ sông Hương với diện tích 4 sào 7 thước ở làng Vỹ Dạ để xây dựng
             tư thất làm không gian an hưởng tuổi già đặt tên là Châu Hương Viên. Công trình gồm
             một ngôi nhà rường ba gian hai chái, về sau xây dựng thêm một số công trình như: Lộc
             Minh Đình, Bình phong, sân vườn, bến nước, cổng và đường dẫn vào ngôi nhà. Toàn
             bộ công trình được miêu tả: “Từ cổng vào mấy chục thước, giữa đám cây xanh, ẩn hiện
             một tòa nhà ngói, không tráng lệ nguy nga, nhưng đầy ý thơ dấu cổ, với sân lát bến xây,
             tường hoa non bộ; bên trong thi viện sách, hiên đàn, lầu thơ, đài Phật, hoành phi, câu
             đối, sập gụ, ghế bành” .  Ngoài những công trình trên Cụ còn xây dựng một cái cổng rất
                                   3
             2. Tôn Nữ Hỷ Khương (1972), Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Tiếng hát sông Hương, xuất bản in tại Việt - Liên
             Ấn Quán, tr. 51.
             3. Tôn Nữ Hỷ Khương (1972), Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Tiếng hát sông Hương, xuất bản in tại Việt - Liên Ấn

             188  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195