Page 117 - Văn hoá Huế
P. 117
SẮC PHONG VÀ BIA KÝ
Ở LÀNG AN NÔNG
n Bài và ảnh: NGỌC KIÊM
rong quá trình khảo sát làng xã ở Huế, chúng tôi có dịp tìm hiểu và nghiên cứu
Tvề làng An Nông, một trong những làng quê được hình thành khá sớm ở vùng
đất Thuận Hóa.
Theo Ô Châu cân lục của Dương Văn An viết năm 1553 làng An Nông (安農) có tên
là Minh Nông (明農) là một trong 67 làng xã thuộc huyện Thế Vinh ( sau đổi thành Tư
Vang (năm 1469), phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa .
1
Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, đổi tên các huyện Kim
Trà thành Hương Trà, Đan Điền thành Quảng Điền, Tư Vang thành Phú Vang, làng (xã)
Minh Nông thuộc huyện Phú Vang .
2
Đến thời nhà Nguyễn, làng xã được tổ chức sắp xếp lại, theo Phủ biên tạp lục của Lê
Quý Đôn viết vào năm 1776, Địa bạ triều Nguyễn soạn thời Gia Long (1802-1820) thì
làng Minh Nông (An Nông ngày nay) thuộc tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang.
Địa bạ thời Gia Long đã nêu rõ làng Minh Nông tứ cận: Đông giáp làng La Hào,
phường An Thạch và làng Phù Bài. Tây giáp làng Phù Bài, phường Phước An, phường
An Cư, làng Hà Trung. Nam giáp làng La Hào, phường An Thạch, phường La Sơn, làng
Hà Trung, phường An Cư, phường Phước An. Bắc giáp làng Phù Bài, phường Phước
An và phường An Cư .
3
Tiếp đến, Minh Mạng thứ 16 (1835), đặt thêm 3 huyện mới là Hương Thủy, Phong
Điền và Phú Lộc. Huyện Phú Lộc gồm có 4 tổng, 87 xã, lúc này làng Minh Nông được
đổi tên thành An Nông (安農) hay Đại Nông (大農) là một trong các làng (xã) của
huyện Phú Lộc. Làng An Nông còn tục gọi là làng Nong hay An Nong.
Theo Đồng Khánh địa dư chí cuối thế kỷ XIX do Hoàng Hữu Xứng làm tổng tài (chủ
biên) năm 1886, thì làng An Nông (xã An Nông) là một trong 19 xã, thôn, ấp thuộc tổng
An Nông, huyện Phú Lộc .
4
Năm 1910, xã An Nông thuộc tổng An Nông, huyện Hương Thuỷ, sau đó tổng An
Nông lại chuyển về huyện Phú Lộc như trước.
Với lịch sử hình thành và phát triển, làng An Nông (ngày nay gồm các thôn Hòa
Vang 1, Hòa Vang 2, Hòa Vang 3, Hòa Vang 4, Hòa Mỹ, Bình An, Thuận Hòa, Bến
Ván) còn bảo lưu nhiều dấu tích văn hóa cổ xưa mang đậm dấu ấn văn hóa làng xã của
cư dân Việt. Đặc biệt, còn lưu giữ nhiều tư liệu, trong đó có sắc phong thời Khải Định
năm thứ 9 (1924) hợp phong cho các vị thần Cao Các, Bổn thổ Thành hoàng; Phi Vận
1. Dương Văn An (2021), Ô châu cận lục, bản dịch và hiệu đính của Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc, Nxb.
Thuận Hóa, Huế, tr. 64.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lộc Bổn (2018), Lịch sử Đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã
Lộc Bổn (1930-2015), Nxb. Thuận Hoá, Huế, tr. 11.
3. Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế, Trần
Đại Vinh (Chủ biên) (2018), Làng Văn Vật Thừa Thiên Huế tập 2. Nxb. Thuận Hóa - Huế, tr. 20.
4. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa làng xã, Nxb. Thuận Hóa, tr. 109.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 115