Page 106 - Văn hoá Huế
P. 106
LÀNG PHÙ BÀI - NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
MANG ĐẬM GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
n Bài và ảnh: NGUYỄN VŨ MINH TÚ
hù Bài là ngôi làng cổ có đất đai rộng lớn, nơi cư dân Việt đến lập nghiệp từ
Pkhá sớm, ra đời khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Trong các tư liệu cổ, địa
danh Phú Bài được Dương Văn An đề cập trong Ô Châu cận lục là một trong 67 xã
của huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong. Nơi đây nổi tiếng với vị thế từng là một trung tâm
luyện sắt lớn nhất Đàng Trong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Với cơ cấu nhất làng
nhất xã, làng Phù Bài cũng là xã Thủy Phù và thông qua hương ước, quy ước của làng
nên các mối quan hệ trong cộng đồng làng gắn bó hết sức mật thiết, chặt chẽ với nhau.
Điều này giúp làng Phù Bài thuận lợi trong việc lưu truyền, phát huy những nét văn
hóa, tập quán, phong tục truyền thống của vùng đất. Do vậy, trải qua tiến trình phát
triển theo các giai đoạn lịch sử dưới tác động của nhiều yếu tố nhưng đến nay làng
Phú Bài vẫn còn đang lưu giữ, bảo tồn hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa
dạng với nhiều loại hình khác nhau. Và nổi bật trong đó là những công trình kiến trúc
truyền thống gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử của làng Phù Bài.
1. Tổng quan về vị trí và lịch sử thành lập làng Phù Bài
Làng Phù Bài nằm ở vị trí cực Nam của thị xã Hương Thủy. Phía Đông giáp sông
Lợi Giang và các làng Tân Tô, Tô Đà, Lương Văn… Phía Tây giáp dãy Trường Sơn có
nhiều núi cao, đặc biệt có hòn Thiết Sơn thường gọi là núi Quách - nơi từng được dân
làng khai thác sắt trước đây. Phía Bắc tiếp giáp địa phận các làng Thần Phù, Lang Xá,
Văn Giang, Dạ Lê Thượng, Thanh Thủy Thượng, Lương Hà, Lương Miêu. Phía Nam
giáp làng An Nông (còn gọi là An Nong) huyện Phú Lộc.
Từ xa xưa, làng được chia thành 2 giáp, lấy địa bàn cư trú của dân cư dọc theo đôi
bờ sông Phù Bài để phân định thành các giáp (đơn vị trung gian giữa xã và ấp). Phía
Đông Bắc sông Phù Bài gọi là giáp Đông, phía Tây Nam sông gọi là giáp Tây, mỗi
giáp quản lý 5 ấp (hay còn gọi là thôn, xóm). Các ấp ở giáp Đông có tên gọi theo số
lẻ, gồm: ấp Nhất, ấp Ba, ấp Năm, ấp Bảy và ấp Chín; ở giáp Tây gọi tên theo số chẵn,
gồm: ấp Hai, ấp Bốn (còn gọi là ấp Tư), ấp Sáu, ấp Tám và ấp Mười. Sau ngày thống
nhất đất nước (1975), với quá trình phát triển về dân số, đất đai, làng thành lập thêm 2
thôn mới là thôn Một B và thôn Tám B. Theo các tư liệu Hán - Nôm của làng Phù Bài,
vị thủy tổ tiền khai khẩn của Phù Bài là ngài Ngô Thù vốn là người Hoa đã đến nơi đây
tìm nguyên liệu sắt. Buổi đầu ngài đã tạm trú ở An Nông, sau đó lập làng cùng với ngài
Nguyễn Đương và ngài Lê Trại. Với công lao khai sáng, dân làng đã tôn ngài Ngô Thù
là Bổn thổ tiền khai khẩn và Bổn thổ thành hoàng, ngài Nguyễn là Tùng bổn thổ khai
khẩn, ngài Lê là Dữ bổn thổ khai khẩn. Làng Phù Bài có 25 họ chính: 3 họ Ngô, 6 họ
Lê, 2 họ Phan, 2 họ Nguyễn, 1 họ Trương, 1 họ Trần . Dần về sau có thêm nhiều nhánh
1
họ hay phái khác quy tụ nơi đây.
Làng Phù Bài được thiên nhiên ban tặng cho diện tích núi rừng rộng lớn và chứa đựng
trữ lượng lớn các nguồn quặng phục vụ cho nghề luyện sắt. Với lợi thế nằm ở vị trí sát
1. Trần Đại Vinh (2017), Làng văn vật Thừa Thiên Huế, tập I. Nxb. Thuận Hóa, Huế.
104 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ