Page 107 - Văn hoá Huế
P. 107

phía Nam của đô thành Phú Xuân cùng nguồn nguyên liệu dồi dào và lực lượng lao động
            tăng nhanh sau các đợt di dân vào Bắc dưới thời các Chúa Nguyễn đã hội tụ đầy đủ các
            điều kiện “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” để nơi đây phát triển, mở rộng trở thành một
            trung tâm luyện sắt lớn nhất ở Đàng Trong. Về tổ chức sản xuất và kỹ thuật luyện sắt ở
            làng Phù Bài đã đạt đến trình độ chuyên môn hóa cao tất cả các khâu từ khâu khai thác
            nguyên liệu, nhiên liệu đến nấu sắt. Tất cả những người khai thác quặng, than được tập
            hợp trong một tổ chức gọi là “phường bạn”; những thợ nấu sắt được tập hợp trong một
            tổ chức gọi là “phường thợ” ; giữa các cá nhân trong “phường” được phân công nhiệm
                                       2
            vụ và chịu trách nhiệm cụ thể ở từng khâu. Từ thế kỷ XVI - XVIII, nghề luyện sắt làng
            Phù Bài ở giai đoạn cực thịnh nhất về quy mô sản xuất, lực lượng lao động và khối lượng
            sắt cung cấp cho xã hội. Nhưng đến cuối thế kỷ XVIII trở đi, các lò luyện sắt không còn
            hoạt động tấp nập, đông đảo như trước đây do chính sách thuế sắt của Chúa Nguyễn áp
            đặt với làng Phù Bài quá khắt khe cùng với đó là giá trưng thu sản phẩm với giá rẻ mạt
            và còn bắt các hộ luyện sắt phải nộp thêm các khoản thuế  thập vật (10 lễ vật). Điều này
            làm cho đời sống người thợ sắt không đủ sống, gặp nhiều khó khăn nên rất nhiều dân
            đinh của Phù Bài phải bỏ làng, bỏ nghề hoặc xin đăng ký đi lính để đỡ phải làm nghề
            luyện sắt. Từ đó nghề luyện sắt làng Phù Bài đã bị giảm sút và suy tàn dần theo thời gian.
               2. Những công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử
            truyền thống gắn liền với vùng đất
               2.1. Đình Phù Bài
               Đình  được  xây  dựng  ở  trung  tâm
            làng, mặt hướng Nam, có la thành, cây
            đa, bến nước. Qua thời gian, đình đã
            tu bổ, tôn tạo nhiều lần nên kiến trúc,
            tổng thể công trình bao gồm: Trụ biểu,
            bình phong, sân đình và đình. Trụ biểu
            được xây theo lối tam quan đi vào với
            bậc tam cấp lên xuống. Bốn trụ biểu
            được  xây  thành  khối  trụ  vuông  (trụ
            đăng). Bình phong được xây dựng theo
            kiểu tổ ong (thông phong), hình khối
            chữ  nhật,  ở  giữa  Long  Mã  tung  bay
            trong không trung; sân đình thoáng và             Di tích lịch sử đình Phù Bài
            rộng với diện tích 234m (dài 13m, rộng 18m), hai bên của sân dưới tán cây cổ thụ có
                                   2
            dựng hai am thờ ngũ hành. Đình có bố cục tạo thế chữ công, chính đình ở giữa, hai
            bên là hai nhà Tả vu và Hữu vu. Chính đình được chia làm hai phần, phía ngoài là tiền
            đường và bên trong là hậu tẩm. Mặt ngoài chính đình được trang trí các họa tiết đắp nổi
            bằng mảnh thủy tinh, sành sứ. Mái đình lợp ngói liệt, đắp bờ nóc, bờ quyết và đầu đao.
            Tiền đường xây bằng xi măng cốt thép, có ba gian và hai gian kép hai bên, ở ba gian
            của tiền đường có các ô hộc trang trí với chủ đề hoa lá.
               Đình Phù Bài đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là
            UBND thành phố Huế) xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 654/QĐ-
            UBND ngày 21 tháng 3 năm 2011.


            2.  Văn bản “Thể thức tác thiết pháp truyền bất khả lậu” được lưu giữ tại nhà thờ họ Lê làng Phù Bài.
                                                               SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   105
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112