Page 91 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 91

gian nhà. Lại nhớ ngày tất niên, ba mươi tết, có thể hăm chín, sau khi cúng
           quải xong, làm gì thì làm, nhìn trong nhà nếu thấy chỉ thuần hình khối của bàn
           ghế…là vẫn còn thiếu vắng bóng dáng một cái tết trọn vẹn. Cái thiếu vắng đó
           là gì? Hoa. Hoa vạn thọ. “Những người bạn” này đang nở đầy ngoài ngõ, râm
           ran trong nắng. Nhưng mùa xuân đâu chỉ dừng nơi ngõ. Xuân phải vào nhà.
           Thế là lựa chọn, “mời” cho được các bạn-vạn-thọ vào phòng khách (thường là
           hàng ba theo kiến trúc cũ). Căn nhà chợt sáng hẳn lên, râm ran những bông,
           những lá, kèm với hương thơm ngào ngạt chỉ có thể gọi là…hương tết. Và bây
           giờ, căn nhà đang tràn ngập mùa xuân, tràn ngập tết. Cảm ơn vạn thọ vô cùng.
           Không quí phái kiêu sa, không đài các, nhà nào cũng không “chê”, và có hoa là
           có sinh khí mùa xuân ngan ngát đang về, thấm vào từng tế bào, từng hơi thở
           của mọi người. Hoa rước mùa xuân vào nhà hay mùa xuân cho hoa rạng rỡ?
           Không tách bạch được. Chỉ biết rằng, xuân là hoa và hoa cũng là xuân.
               Và trong không khí ấm cúng bâng khuâng ấy, trong lòng mình không
           khỏi thoáng niềm man mác về những đấng sinh thành, về những bóng hình
           xưa không còn nữa. Không còn nữa mà sao lúc này lại ngập tràn xúc động khi
           có cảm giác rằng tất cả đang cùng tề tựu trong ngôi nhà này để sum họp cùng
           ta, an ủi vỗ về những điều chưa như ý; và vui vẻ hài lòng những việc ta đã đặt
           trọn tâm thành vào đó để phụng sự tổ tiên.
               Với ông bà tổ tiên đang ở một thế giới nào xa xăm lắm chẳng ai biết đó là
           đâu, tuy nhiên không mấy ai nghĩ rằng những người thân đã khuất là không
           còn nữa. Cũng có thể nói “xa tận chân trời, gần ngay trước mặt”, khi hình bóng
           của người thân đã khuất được hòa vào những vật dụng vô tri ta chăm chút mỗi
           dịp xuân về để dành cho họ, hướng về họ, và giờ này bỗng trở nên sống động
           như những vật này cũng có một cuộc đời, một số phận đời thường. Mâm cỗ
           bồng mẹ sắm về thuở ấy để thờ phụng cha và gia tiên, nay lại thêm khắc sâu
           hình bóng mẹ từ những mùa xuân tiếp nối…
               Sự hiện diện của ông bà tổ tiên trong gia đình thông qua các hình thức
           tưởng nhớ để “sum vầy” cùng con cháu trong dịp tết cổ truyền, là một phần
           quan trọng không thể thiếu của mùa xuân đang về, nó mang ý nghĩa “như
           không hề có cuộc chia ly” giữa những người thân, giữa các thế hệ.














                                                             VĂN NGHỆ PHÚ YÊN  85
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96