Page 90 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 90

Mâm cỗ bồng ngày ấy



            HUỲNH VĂN QUỐC   Tản văn
                                



                “Cám tháng giêng - tiền tháng chạp”, câu cửa miệng không phải chỉ của
            một đời, một thời, mà nó hầu như được đúc kết từ xưa đến nay với những hoàn
            cảnh khốn khó khi đón xuân sang. Những năm tháng khó khăn, xóm nghèo
            quê tôi không phải ai cũng có một cái Tết đủ đầy, với nhà tôi cũng không ngoại
            lệ. Ấy thế mà năm đó ngày áp Ba mươi tết, tôi đang lúi húi dọn dẹp thì mẹ từ
            đâu quảy về đôi quang gánh với một đầu là chồng bánh tráng, vài cân thịt; và
            đầu kia là một chiếc mâm cỗ bồng với chùm hoa quả.
                Thịt heo và bánh tráng thì không có gì phải bàn, vì nó rất thiết yếu với
            mọi nhà trong ba ngày tết; thế nhưng chiếc mâm cỗ bồng được làm bằng gỗ
            tốt nặng đằm thì hơi…xa xỉ, vì tôi thấy các nhà quanh xóm không mấy ai dùng
            “sang” như thế, mà thường thì dùng các mâm bồng từ đất nung tráng men.
            Ngay như nhà tôi cũng dùng một chiếc như vậy, nhưng từ lâu nó đã bị mẻ một
            góc lớn do có lần tôi lễ mễ bê đi rửa bị ngã! Bẵng đi vài năm, chiếc mâm bồng
            như vầng trăng khuyết ấy, nay mới được thay thế bằng chiếc mâm bồng tròn
            vành vạnh như trăng rằm được làm từ gỗ hương này! Hỏi ra, mời biết mẹ đã
            đặt mua chiếc mâm bồng này hơn nửa tạ thóc! Nửa tạ thóc ra đi trong mùa giáp
            hạt vào thời buổi ấy không phải là chuyện nhẹ nhàng gì, thế nhưng mẹ tặc lưỡi
            cho qua làm tôi không khỏi thắc mắc rằng việc đó có thật sự cần thiết không?
                Sao lại không cần thiết hở con? – Mẹ liền …giảng một bài khi nghe tôi thắc
            mắc. Người ta nói phú quý sinh lễ nghĩa, nhưng biết hẹn khi nào được phú
            quý mới có lễ nghĩa đây, mà chuyện thờ kính ông bà tổ tiên đâu hẹn lần hẹn
            lữa được! Cây có cội, nước có nguồn mà, không lo cúng kính cho đàng hoàng
            trong ngày lễ ngày tết thì có khác nào chim không có tổ, người chẳng có tông…

                Tôi nghe buồn man mác, và cũng không khỏi rưng rưng xúc động nhớ về
            cha tôi, về ông bà đã khuất. Quả thật ở đời, có những việc còn hẹn khi này
            khi khác, nhưng có việc dù đang khó khăn vẫn phải ưu tiên, mà nếu không lo
            liệu chu toàn trong điều kiện còn nhiều hạn hẹp, thì về sau dẫu có điều kiện
            đủ đầy để làm thì đã không còn mấy ý nghĩa. Ý nghĩa ở đây là tấm lòng thơm
            thảo của kẻ hậu sinh đối với ông bà, tiên tổ, giống nòi.
                Trên bàn thờ gia tiên, theo quy ước từ ông bà xưa để lại “Đông bình, Tây
            quả”, từ ngoài nhìn vào, bên phải là bình bông vạn thọ xum xuê, bên trái là mâm
            cỗ bồng với cây nhà lá vườn như chuối, đu đủ… tạo nên cảm giác ấm áp trong


             84 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95