Page 89 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 89

nói với nhau những lời hay ý đẹp. Riêng với lũ trẻ con chúng tôi vui mừng ra
           mặt vì vừa được đi chơi đó đây, vừa ăn nhiều bánh kẹo và nhất là được người
           lớn lì xì những đồng tiền xu mới toanh. Trong ngày đầu năm mới gia đình tôi
           cũng dành thời gian đến chùa làng bái Phật, sau khi lễ bái, cha tôi xin nhà chùa
           một cành lá nhỏ, gọi là lộc xuân để mang về nhà lấy may. Trong những ngày Tết
           xưa ở quê tôi cũng thường tổ chức các trò chơi dân gian thu hút nhiều người
           tham gia như: Đập niêu đất, đi cà kheo, đánh đu, kéo co, chọi gà, lũ trẻ tụi tôi
           tha hồ chạy nhảy, nô đùa và chơi đánh đáo, bắn bi...
               Chu kỳmột năm người dân đất Việt có rất nhiều lễ, tếtnhưng tết Nguyên
           đán là Tết cổ truyền lớn nhất, quan trọng nhất của cộng đồng người Việt. Tết
           Nguyên đán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua cách trang trí
           nhà cửa, các nghi lễ thờ cúng gia tiên, trong trang phục, trong văn hóa ứng
           xử, giao tiếp, trong tổ chức lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian phục vụ
           đời sống tinh thần của người dân.Nét nổi bật là ẩm thực ngày Tết thật phong
           phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng, miền… Tết Nguyên
           đán cổ truyền xưa cũng như tết Nguyên đán ngày nay, yếu tố vật chất được
           coi như một điều kiện tiên quyết nhưng đấy cũng chỉ là mâm cỗ. Mâm cỗ đối
           với người Việt nói chung, người dân quê tôi nói riêng xưa nay vẫn thấp hơn lời
           chào. Bởi vậy ông bà xưa vẫn dạy: Lời chào cao hơn mâm cỗ, mà lời chào là yếu
           tố tinh thần, là văn hóa ứng xử, là những thuần phong mỹ tục, lời chào để mọi
           người gần nhau hơn, thân thiện nhau hơn, ứng xử với nhau tình nghĩa hơn,
           thiện chí hơn. Tết Nguyên đán cổ truyền xưa trong ký ức tuổi thơ tôi thấm
           đẫm ý nghĩa cao cả,nhân văn. Và nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc
           của người Việt lưu giữ mãi trong ký ức tuổi thơ đến giờ vẫn không hề nhạt
           phai, để mỗi khi Tết đến Xuân về lòng tôi lại nhớ khôn nguôi.








            * Ấp ủ chờ Xuân, hoa từng luống đua nhau

               hé nụ; mừng Xuân đến sắc khoe, hương tỏa


            * Nâng niu chào Tết, cảnh mỗi nhà từng bước

               tân trang; đón Tết về mái ấm, nhà vui.



                                                                 TRÚC VIÊN



                                                             VĂN NGHỆ PHÚ YÊN  83
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94