Page 85 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 85
Rộn ràng tháng Chạp
TRẦN THANH HƯNG Tản văn
Xưa ở quê, phần lớn bà con theo đạo Phật, làm gì biết tới Noel mà nghĩ
như bây giờ, hễ qua tết dương lịch, qua Noel là Tết âm lịch đã cận kề. Nhưng đất
trời, vạn vật, con người lại có những nét rất lạ lùng, hễ cứ nhìn vào sự chuyển
mình của cỏ cây, hoa lá, sự hối hả của mọi người là cũng đủ biết Tết tới nơi rồi.
Sau những ngày mưa bão, ở quê bao giờ cũng có một “độ lắng” rất dễ nhận
diện. Những dòng sông bao bọc xóm làng đang ắp nước nhưng không còn hung
dữ như những ngày lũ lụt. Nước như dùng dằng, lặng lờ chẳng muốn xa làng,
xa đồng để xuôi về biển. Những cánh đồng trơ gốc rạ, vài cụm rều rác sau mùa
lũ còn neo đậu lại đang chờ những đường cày ải cho vụ hè thu. Những sáng
mai, bên hiên nhà với chén trà nóng, các lão nông đang tính toán liệu có còn
lũ muộn không để chuẩn bị xuống giống. Bọn trẻ con thì vừa đến trường, vừa
bàn tán cho những cuộc vui trong mấy ngày nghỉ Tết...
Rồi mọi thứ bỗng vụt dậy, rộn ràng như chạy đua với thời gian được tính
từng ngày của tháng Chạp. Đôi bò cày không còn thủng thẳng trên đường ra
đồng như ngày hè, đường cày của nông dân như nhanh hơn, dáng bà, dáng
mẹ đã hiện rõ trong bức họa đồng quê khi sương sớm chưa tan. Trong vườn,
những luống tần ô, xà lách, cà chua, khoai mài...được chăm chút ngày một cho
kịp Tết. Đêm về, từ đầu ngõ đã nghe hương gừng thơm lựng, càng về khuya,
tiếng xăm gừng để làm rim, làm cốm như dồn dập hơn...
Ai về nhắn với nậu nguồn,
Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên...
Nậu là một đơn vị hành chính cấp cơ sở xuất hiện từ thời Phú Yên có tên
trên bản đồ Đại Việt. Nậu nguồn chỉ người dân làm những công việc gắn với
nơi đầu nguồn, miền núi. Nậu biển là dân ven biển chuyên nghề đánh bắt,
mua bán hải sản. Không biết từ lúc nào, nậu biến âm thành nẫu, và định danh
người xứ nẫu chỉ dân cư hai tỉnh Bình Định, Phú Yên ra đời.
Vùng miền Tây Phú Yên xưa nay nổi tiếng với các sản vật thơm, mít, chuối...
Bây giờ, người ở đồng bằng mua hàng hóa tiêu dùng, đồ biển lên miền núi bán,
rồi mua sản vật của rừng chở về. Nhưng những năm đầu sau giải phóng, hễ thấy
bà con trên đó gánh gồng hoặc dắt ngựa thồ thơm, mít, chuối... xuống xuôi, là
biết bà con đang chuẩn bị kiếm tiền sắm Tết. Sắm Tết, cái từ gọn lỏn nhưng
chất chứa bao nỗi âu lo, bao niềm vui của những người phụ nữ lo vun vén cho
VĂN NGHỆ PHÚ YÊN 79