Page 43 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 43
Hôm sau Thương bưng chén cơm lên “mất bình tĩnh với dĩa thịt bò” rớt
xuống, may là chén cơm chưa chan nước mì tôm làm canh, nhấc lên khỏi bàn
ăn là run tay rớt xuống cạnh mặt bàn.
Bàn tay “lên tiếng” xin lỗi do lưng tông vào đĩa thịt bò, để quên đi nỗi sợ.
Thương chảy nước mắt nghĩ đến ba bệnh, nhà thiếu trước hụt sau, mới đi làm
thêm mà đuổi việc, nước mắt chảy dài.
Những ngày sau sự cố, không nghĩ thì thôi, nghĩ đến mắt Trung không
còn chỗ trống, nhìn gì cũng tìm thấy nỗi đau của mình. Cũng vì công việc cái
lưng mình mang ác với đứa nhỏ bưng dĩa thịt bò...
Trung muốn biết con ai, ở đâu?
Hai hôm sau, Trung tìm đến chỗ tiệc cưới hỏi thăm địa chỉ cô bé, đại diện
nhà hàng nói, vào làm mới hơn nửa tháng, bị “sự cố” hôm sau đến cấn trừ tiền
công đền tiền dĩa thịt bò rồi trả lại hồ sơ xin việc.
Trung ra cổng “tâm sự” với bảo vệ. Người bảo vệ nhận ra con bé đạp xe
lỏng ốc giò, đi về hướng vô hẻm nhỏ, trong đó có khu trọ vào hỏi thăm. Trung
tìm đến, dãy trọ khóa cửa không có người để hỏi.
Ngày sau Trung đến sớm ngồi ăn bánh canh hẹ trước dãy phòng trọ (còn
ngủ). Ăn sáng xong, Trung ngồi lau miệng, uống nước ngồi lâu thêm nửa tiếng
nữa, rồi dắt xe máy đề nổ, bỏ số, cánh cửa phòng trọ bé Thương vừa mở hé
một nửa.
Nửa buối sáng bà chủ trọ đến chống nạnh đòi tiền. Không còn tiền trả tiền
thuê trọ, bà đuổi thẳng thừng. Thương dọn đồ...
Thương đạp chiếc xe đạp lỏng ốc giò về ngôi nhà lô mái ngói nứt đường
súc. Thương đến tủ thờ thắp nhang cho mẹ.
Chạng vạng, hai ba con ngồi ăn cơm, Thương kể đầu đuôi câu chuyện bị
cái lưng tông dĩa thịt bò ở nhà hàng tiệc cưới, người ta bắt đền, may trừ vào
mấy ngày công con làm, chớ không tiền đâu mà đền. Ăn nửa chén cơm, Kiệt
chảy nước mắt nói, để ba đi xin, ba có nghề đi xin (hồi trước Kiệt theo đoàn
hát đóng kép chính diễn tuồng cải lương thảm đi xin trước hàng trăm khán
giả). Bé Thương gào khóc, ba không được đi xin, con làm nuôi ba. Hai cha con
khóc thảm thiết.
Hồi nhỏ bé Thương qua nhà hàng xóm chơi. Bạn trai sinh ra không biết mặt
ba, đang học nói thì mẹ lấy chồng không cho một đồng, ở với bà cố. Chiều bà
cố tập đứa chắt vo gạo nấu cơm, về nhà Thương giành cái nồi bưng đi vo gạo,
mẹ không cho Thương giậm cẳng. Bạn của ba mẹ đến chơi thấy con bé ngồi vo
gạo dễ thương, nựng.
VĂN NGHỆ PHÚ YÊN 37