Page 47 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 47

lấp ló cho đứa chắt thấy nửa cái mặt để nó không chạy ra ngoài... Tháng sau
           nó mới chịu ngồi học.
               Học tiểu học, đứa chắt hiền khô, trong xóm có người nói bê đê, Kiệt thì
           nói giỡn chút cho vui: “phụ nữ một nửa”. Từ đó nó rất thích đi học nhưng lại
           sợ đến trường. Bà cố lại khổ nữa, năn nỉ lối xóm đừng chọc nữa…
               Nuôi đứa chắt, bà đi mua nhôm nhựa, có ngày không đủ tiền nuôi đứa
           chắt, chiều, bà cố xin tô nước luộc gà. Có ngày được nửa tô nước luộc đầu heo
           mang về... chan cơm nguội.
               Rồi sau bà làm phụ hồ, sức khỏe yếu nên chủ thầu tính một ngày bằng
           nửa công. Làm phụ hồ từ sáng đến chiều mới về, trưa bà dặn nó qua quán tạp
           hóa đầu xóm mua nợ mì tôm, khi thì bó bún khô về nấu nước sôi chế ăn. Phụ
           hồ đúng tháng, bà đem tiền trả nợ... gối đầu.

               Có lần bà bị gạch đè dập bàn chân nằm nhà, thằng nhỏ ra quán tạp hóa mua
           nợ. Bà chủ quán ghi sổ nợ mấy trang vở học trò. Không chỉ thằng nhỏ mà nhiều
           người túng thiếu cũng xin nợ... Cụt vốn, bà bán hàng tạp hóa không đòi mà âm
           thầm dẹp quán. Kiệt nghe kể, nói tội bà bán quán nợ hơn thằng nhỏ mua nợ.

               Rồi đứa chắt nhổ giò phát tướng. Sức ăn của nó thêm một nửa. Tô rưỡi
           cơm nguội, gói rưỡi mì tôm... mới no. Một nửa gói mì tôm để cho hôm sau,
           bay mùi mì tôm dưới bếp.
               Mùa mưa, đài báo bão sắp đổ bộ vào đất liền. Đứa chắt vỗ ngực ra trai,
           cột lại mái tôn quyết tâm giữ bằng được “nhà nghèo” của bà cố giữa tâm bão.

               Thằng nhỏ có mẹ lấy chồng không cho một đồng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
           Nó có năng khiếu vẽ chữ “rồng bay phượng múa”, người ta đặt hàng vẽ làm đẹp
           cổng chào thôn. Nó còn chế tác mão, mặt nạ ông tướng… thu nhỏ với nhiều
           màu sắc bắt mắt, bán cho du khách mua quà lưu niệm.
               Ngày mẹ nó theo chồng không cho một đồng, bà cố tính sẽ dắt chắt đi ăn
           xin, giờ thành thợ giỏi, tiền công cao lắm.

               Kiệt coi nó là “thần tài”. Gần đây bỏ nhậu, Kiệt thấy gương mặt nhẹ trở
           lại, mong mau tối mau sáng, Thương học ra trường lấy chồng mình có“đi” cũng
           vui vì con có chỗ có nơi. Mà bây giờ biểu Thương cũng không dám thương bạn
           hàng xóm có mẹ theo chồng không cho một đồng, gương mặt hiền khô nhưng
           đẹp trai. Nó quen, yêu rồi bỏ hai đứa bạn gái trong chưa đầy một tháng rưỡi.
               Già chừng nàytuổi bà cố vẫn khắc ghi mình là “con nuôi 9 hóc”. Cuộc đời
           bà bước ra từ chiến tranh. Khi đó, một Trung đoàn quân ta đang đóng quân ở
           bờ suối thôn 9 hóc (thôn có 9 địa danh, bắt đầu từ chữ hóc) thì bất ngờ bị địch
           pháo kích. Anh chiến sỹ thuộc Trung đoàn chạy về phía xóm nhà bị cháy rụi


                                                             VĂN NGHỆ PHÚ YÊN  41
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52