Page 44 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 44

“Hồi nhỏ bưng nồi đi vo gạo, khâu bưng bơ cứng lắm, chắc do lưng tông
            mạnh”. Kiệt nghĩ vậy, cũng từ đó mắc chứng ngủ không hết nửa đêm, thức nhớ
            cải lương, tay ôm nón lá vừa hát vừa đi vòng xuống sân khấu, cúi đầu đưa nón
            rách đến trước mặt từng người...xin.
                Hồi theo đoàn cải lương, ban đầu Kiệt đóng kép độc về sau lên kép chính.

                Thời viết chữ k có bụng (k), trên tấm băng rôn viết chữ “rồng bay phượng
            múa”, hàng trên Nam nghệ sỹ, hàng dưới Tuấn Kiệt treo từ các ngã đường.

                Tuấn Kiệt diễn kép độc qua kép chính “bán mình” cho nhân vật, hay ở
            chỗ từ ông tướng  được kẻ hầu người hạ, ép bản thân “đi xuống” nghèo khổ,
            cảnh đời nghiệt ngã. Kép chính đóng vai... nghèo, thành công trong đau đớn.
            Người coi đông “như đám hát” ai cũng nhìn theo tướng đi yếu hung rồi của kép
            nghèo đưa tay chùi nước mắt, cho tiền. Nhờ “cảnh” đi xin nuôi đoàn cải lương
            gặp đợt mưa chín chiều, đói vì không bán được vé.
                Đoàn cải lương tan rã, Tuấn Kiệt cưới vợ sinh ra Thương. Ban đầu sống
            trong bếp nấu cha mẹ, rồi xây nhà ra riêng.
                Lúc đầu làm nhà 2 chái, thợ hồ bàn, nhà có phòng lồi nhìn sang ngôi nhà.
            Xây nhà “lở” ra phòng lồi, chi phí phát sinh từ mở móng đến máng thượng,
            mái che cửa sổ. Trước ba Thương làm công nhân, mẹ Thương tối nói trên đài
            truyền thanh của thôn, ban ngày nội trợ. Khi làm nhà “lở” ra phòng lồi chi phí
            phát sinh, mẹ Thương ban ngày đi làm công nhân kiếm tiền trả nợ... phòng
            lồi, bị sập công trình đè...
                Vợ mất, Kiệt buồn, chiều nhậu. Uống rượu miết, bệnh, cái mặt nặng trịch
            (nặng như mặt nạ ông tướng).
                Đoàn cải lương dân góp tứ xứ, người ở đồng bằng, người miền núi. Trung
            - hồi trước theo đoàn cải lương đóng vai quân sĩ. Đoàn cải lương tan rã, Trung
            chuyển sang làm nghề tổng thầu xây dựng cổng chào. Cuối năm Thìn đầu năm
            Tỵ làm cổng chào gần nhà Tuấn Kiệt, nhận ra người quen, Trung vào thăm.
            Lần Trung thăm Tuấn Kiệt, bé Thương không  có ở nhà...
                Lúc ra về, Trung đứng cạnh cổng chào chờ xe buýt, phía dưới là quán nhậu
            bình dân. Có người “nói xấu” cổng chào:
                - Giá trị cổng chào bằng xây chục nhà tình nghĩa?
                Tiếng người kia cãi lại:

                - Nói như anh mới đạt đến trình độ lý luận cơ sở, làm sao “cãi thắng” cổng
            chào!

                Đang cãi nhau chuyện cổng chào, cặp vợ chồng bán chợ “chạy” (xe máy lấy
            hàng vùng biển: cá, tôm, mực, chở ngược lên miền núi bán), qua chỗ cổng chào



             38 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49