Page 48 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 48

thì thấy người chết nằm la liệt. Một đứa bé khoảng 8 tháng tuổi đang ôm xác
            mẹ bên vũng máu khô. Đứa bé cũng bị thương khắp người. Anh ôm cháu bé
            đưa về trung đoàn và cùng đồng đội đặt tên là “Lượm”, rồi đưa về cho vợ chồng
            hiếm muộn. Người dân thôn 9 hóc quyên góp gạo, thức ăn nuôi...
                Lớn lên, bà Lượm theo về quê chồng sinh con đẻ cháu. Sau ngày đất nước
            thống nhất, dịp tết bà quay lại nơi ngày trước bà ôm xác mẹ bên vũng máu khô.
            Thôn 9 hóc là thôn cách mạng, trong hóc có 10 nhà thì 9 nhà liệt sĩ.
                Qua năm tháng miền quê thay đổi, có năm bà về quê bị “mất thôn” (sáp
            nhập hai thôn lại lấy tên khác), nhưng nền nhà cũ vẫn tìm ra nhanh vì ở cạnh
            cổng chào.
                Mỗi thôn đều “trang trí” cổng chào. Hồi đứa chắt còn nhỏ bà dắt nó về
            đây, thấy cổng chào nó nói, cổng chào biết “đi dạo”.
                Giáp tết bà cố đi chợ mua nếp, rọc lá chuối, chẻ lạt tre, biếu cháu Thương
            qua ngồi đòn tập gói bánh tét. Trải lá chuối ra rồi múc chén rưỡi nếp trải dài
            theo lá chuối, sau đó cho nhưn lên, tiếp tục múc chén rưỡi nếp trải lên trên để
            khi gói nhưn bánh không bị nghiêng.
                Bà cố biết gói bánh tét hồi ở thôn 9 hóc. Điệu bộ bàn tay “nựng” bánh của
            bà cốthành thạo - sau khi túm lá chuối bó một đầu rồi dựng cây bánh lên dùng
            tay vỗ nhẹ xoay tròn cho nếp dính đầu lá rơi ép xuống, gọi là “nựng”.
                Bí quyết bó bánh tét riết chỗ nuột lạt nhăn lá. Thương tập gói bánh tét,
            để lộ nụ cười khi bánh tét bị “rách miệng”, lấy lá chuối trùm lại, rồi dùng lạt
            bó chặt gọi làbánh tét trùm đầu. Bà cố chỉ choThương gói bánh tét bó “làm
            đẹp” nuột lạt năm Tỵ.
                Thằng chắt ngồi nhịp đùi coi bà cố chỉ Thương gói bánh tét (đứa chắt nghĩ,
            sự cố bánh tét bị “rách miệng” chọc cười, khi nghĩ tới là cười qua tết). Bà cố
            khen đứa chắt “tướng đàn ông”.

                Chiều, Thươngthưởng tết ngay lập tức kho cá tan xương cho ba ăn. Cá liệt
            rửa sạch bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu sôi gắp cá thả liệng... rồi đem kho nghệ,
            hâm đi hâm lại. Cá qua ba lửa... tan xương. Món này Thương học được ở đầu
            bếp nhà hàng nơi Thương làm đổ dĩa thịt bò.
                Loa đài truyền thanh của thôn gắn trên cổng chào thông báo mời xem
            chương trình văn nghệ góp tết Ất Tỵ.
                Không biết hẹn lúc nào mà hai đứa đi qua cổng chào mang theo bánh tét
            góp tết năm Tỵ.
                Trên cổng chào, chữ chúc mừng năm mới bằng màu vàng vạn thọ trên
            băng rôn màu đỏ như ngọn lửa thắp sáng tình quê.



             42 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53