Page 46 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 46
Thương bán vé số dạo từ quán cá ồ nướng bờ kè đến quán bò. Thấy người
chạy bàn bưng dĩa thịt bò, tay Thương run thiếu điều rớt tập vé số.
Qua tháng ngày cái lưng thay mặt xin lỗi nỗi sợ bàn tay, nhưng không ai
cho ý kiến nói rõ lỗi tại cái lưng nên Thương không thể nào tắt nguồn nỗi sợ?
Thiệt tội bé Thương, ám ảnh dĩa thịt bò bỏ đói một ngày rưỡi.
Thương chuyển nghề gánh bán nước dừa. Thương nghĩ, trên bước đường
đời mình mạnh hơn số phận không may. Buổi sáng đi học,trưa, chiều, bán
nước dừa dạo. Đang gánh dừa, có aigọi mua, Thương đặt gánh, lấy buồng dừa
ra, chưa kịp để xuống thì có trái dừa rụng khỏi buồng lăn lốc cốc ra đường.
Thương chạy theo, “xe rau” chạy ẩu lao đến thắng kít, kít, kít... Bình thùng xe
ba bánh tông Thương đang ôm trái dừa, ngất xỉu.
Trung chạy xe gắn máy đến, thấy nhiều người vây quanh hô cứu, cứu.
Trung dừng xe, có người nhờ chở đến bệnh viện. Trung ngồi trước, có người
ẵm cô gái lên xe rồi ngồi sau ôm. Bánh xe cán đinh xẹp lốp. Xe cấp cứu của
Trung đứng bánh.
Cặp vợ chồng đang chở chợ “chạy” đi qua, có người đón lại nhờ chở người
cấp cứu. Chiếc xe máy chở cả người lẫn thịt cá đến bệnh viện.
Vết thương nhẹ, hôm sau Thương xuất viện.
Bà cố nhà ở bên kia cổng chào qua thăm, rờ mình mẩy Thương từ trên xuống
dưới không có chỗ nào xước chảy máu, nói “trong cái rủi có cái may” rồi về.
Có lần bà cố qua nhà gói bánh đám giỗ mẹ Thương. Tay gói bánh ít, bánh
nậm, bà cố vừa kể chuyện nuôi đứa chắt. Bà ngoại của nó là con gái của bà. Mẹ
thằng nhỏ được bà ngoại sinh ra, không biết mặt cha. Thế hệ con gái của bà và
mẹ đứa chắt sai lầm ở tuổi mới lớn làm mẹ.
Sau khi sinh thằng nhỏ cũng không biết mặt cha, đang học nói mẹ nó theo
một người đàn ông đi xa, bỏ lại đứa chắt cho bà cố.
Đến tuổi đi học, ngày đầu đến trường, hôm sau thấy trường học là nó nằm
dài xuống đất khóc. Về nghỉ vài bữa bà cố dẫn đến, thấy lớp học là nó lăn ra
khóc, sổ mũi, bệnh luôn.
Năm sau dẫn đi học, nhìn từ xa thấy trường học nó cũng nằm dài... Có đứa
nhỏ nói: “Bạn này năm trước bị cô nhốt trong nhà vệ sinh”.
Thì ra ngày đầu đi học, thằng nhỏ chơi phá nước, nói không nghe, cô giáo
nhốt trong nhà vệ sinh nên ám ảnh đi học.
Bao lần cứ thấy trường học là nằm dài, bà cố nghĩ đến tương lai, bà cõng
vô tận lớp học, thưa với cô giáo rồi ngồi giữ. Lần sau bà ra ngồi trước cửa lớp
40 VĂN NGHỆ PHÚ YÊN